Blue Diamond

Công ty cổ phần Kim Cương Xanh (Blue Diamond) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quản lý kỹ thuật, môi giới bất động sản và các dịch khác, phục vụ nhu cầu cuộc sống của Quý khách hàng.

Blog

Ban quản lý tòa nhà – Thông tin từ A đến Z bạn cần biết

Ban quản lý tòa nhà là bộ phận quan trọng quyết định mức độ hiệu quả của công việc vận hành và quản lý tòa nhà. Dưới đây là mọi thông tin bạn cần nắm được về khái niệm, công việc, quy trình làm việc, sơ đồ tổ chức, mô hình của Ban quản lý tòa nhà.

1. Ban quản lý tòa nhà là gì?

Ban quản lý tòa nhà là đội ngũ điều hành và quản lý trực tiếp mọi hoạt động của một tòa nhà. Các hoạt động của đội ngũ này được xét duyệt bởi Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản. Tuy nhiên, Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản chỉ xét duyệt các đơn vị đủ điều kiện về chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư

2. Chức năng của ban quản lý tòa nhà

2.1. Tối ưu quản lý tài chính

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng mà ban quản lý tòa nhà phải đảm nhiệm là vạch ra giải pháp tối ưu quản lý tài chính.

Thông thường, khách hàng và cư dân sử dụng một tòa nhà phải đóng phí quản lý hàng tháng. Khi gộp lại, những khoản phí này sẽ biến thành con số rất lớn. Việc của ban quản lý tòa nhà là nhận bàn giao và sử dụng minh bạch, hợp lý các khoản phí này, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người đang sử dụng tòa nhà.

Việc tối ưu quản lý tài chính hợp lý giúp cho tòa nhà vận hành hiệu quả, chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, đồng thời, đảm bảo được lợi ích của cả cư dân lẫn ban quản lý.

2.2. Tạo giải pháp quản lý nhân sự

Giải pháp quản lý nhân sự cũng rất quan trọng vì muốn tòa nhà vận hành hợp lý, trước hết phải bố trí nhân sự hợp lý.

Ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu để tuyển dụng, điều hành nhân sự tại các bộ phận trong tòa nhà. Bên cạnh đó, ban quản lý cũng cần để tâm đến khâu đào tạo nhân sự và ra quy chế thưởng phạt.

Tuy nhiên, quản lý con người chưa bao giờ là việc dễ dàng. Do đó, cần có một phương pháp giám sát, quản lý và đánh giá khoa học để tối ưu hiệu quả của công việc này. Điều đó góp phần đảm bảo đội ngũ nhân sự làm việc một cách nghiêm túc và chỉn chu.

Ngoài ra, các bộ phận nhân sự trong một tòa nhà phải có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau để mọi hoạt động diễn ra nhịp nhàng, suôn sẻ. Ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm kết nối và duy trì sự thống nhất, đồng bộ này.

2.3. Quản lý khách hàng chi tiết

Nắm được thông tin thiết yếu về khách hàng sử dụng tòa nhà là chìa khóa then chốt giúp ban quản lý đưa ra chính sách đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Bằng cách này, ban quản lý có thể giữ chân khách hàng mà không gây ảnh hưởng đến chủ dự án hay làm tổn hại lợi ích chung của toàn bộ tòa nhà.

2.4. Bảo trì các hệ thống kỹ thuật

Để mọi hệ thống trong tòa nhà như hệ thống điện nước, điều hòa, thang máy,… hoạt động ổn định, ban quản lý cần thường xuyên bảo trì hệ thống kỹ thuật.

Trách nhiệm của đội ngũ này là liên tục kiểm tra hệ thống kỹ thuật để sớm thực hiện bảo trì, sửa chữa, khắc phục các vấn đề đang tồn tại. Trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng, ban quản lý tòa nhà cũng cần phải theo dõi sát sao để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

2.5. Giám sát công tác vận hành

Thông thường, trong công tác vận hành tòa nhà, ngoài ban quản lý thì còn có sự tham gia của các cá nhân, nhà thầu liên quan. Lúc này, ban quản lý phải giám sát, theo dõi xem các cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện đúng quy trình của công tác vận hành hay không.

Việc giám sát góp phần giúp ban quản lý đánh giá và đảm bảo toàn bộ hoạt động bảo dưỡng, bảo trì đều bám sát các yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, thường xuyên khảo sát tòa nhà để kịp thời phát hiện dấu hiệu xuống cấp cũng là đầu việc quan trọng mà ban quản lý cần lưu tâm khi giám sát công tác vận hành.

Các công tác giám sát vận hành tòa nhà đảm bảo cho hệ thống điện, hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa, hệ thống cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy,… diễn ra thường xuyên, giúp hạn chế tối đa những sự cố phát sinh, giúp cho hệ thống luôn hoạt động ổn định, an toàn.

3. Quy trình làm việc của ban quản lý tòa nhà

3.1. Quy trình quản lý hợp đồng với chủ đầu tư và khách hàng

Ban quản lý cần kiểm soát kỹ càng hợp đồng cho thuê nhà với các điều kiện cụ thể giữa khách hàng và chủ đầu tư, đồng thời, cần xác định rõ:

  • Yêu cầu và trách nhiệm của nhà đầu tư với khách hàng thuê nhà
  • Quy trình thu tiền hằng tháng
  • Quy trình thanh lý hợp đồng

3.2. Quy trình quản lý khách hàng

Quy trình quản lý khách hàng bao gồm các bước xử lý, đánh giá, quản lý các vấn đề liên quan như dịch vụ khách hàng sử dụng, khiếu nại,… như sau:

  • Quy trình quản lý và sử dụng phòng của tòa nhà
  • Quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng
  • Quy trình xử lý và giải quyết các khiếu nại
  • Quy định về an toàn, an ninh cho khách hàng
  • Quy định bảo vệ tài sản của khách hàng
  • Quy định quản lý vệ sinh cho khách hàng
  • Quy định quản lý thiết bị, dịch vụ của tòa nhà

3.3. Quy trình an ninh

An ninh, an toàn là vấn đề nổi cộm mà bất cứ cư dân, khách hàng nào sử dụng tòa nhà cũng quan tâm. Vì thế, ban quản lý phải thực hiện tốt quy trình an ninh và nắm rõ:

  • Nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
  • Quy trình tuần tra đối với bộ phận bảo vệ
  • Quy trình kiểm soát tài sản, hàng hoá ra vào tòa nhà
  • Quy trình kiểm soát khách tham quan, nhân viên
  • Quy trình trông giữ xe
  • Quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp như nổi loạn gây rối, phá hoại, tai nạn, mất mát, sơ cấp cứu, cứu nạn cứu hộ,…
  • Xây dựng phương án đề phòng sự cố phát sinh

3.4. Quy trình an toàn vệ sinh

Ban quản lý cần lên kế hoạch vệ sinh định kỳ, thường xuyên cho các khu vực trong tòa nhà, từ thang máy, sảnh chung cho tới cầu thang bộ,… Đối với rác thải sinh hoạt, ban quản lý cần áp dụng phương án xử lý theo đúng yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước khi tiến hành, ban quản lý cần:

  • Khảo sát thực tế toàn bộ diện tích và hạng mục của tòa nhà
  • Đánh giá thực tế công tác vệ sinh và xây dựng kế hoạch vệ sinh cụ thể tương ứng với từng hạng mục
  • Xây dựng phương án hỗ trợ giữa các bộ phận vệ sinh để đảm bảo công việc diễn ra hiệu quả

3.5. Quy trình vận hành và bảo trì

Việc này giúp cho tòa nhà luôn được đảm bảo vận hành an toàn và có tuổi thọ lâu dài. Ban quản lý cần áp dụng quy trình sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đối với mọi thiết bị được sử dụng trong tòa nhà:

  • Vận hành hệ thống kỹ thuật, kiểm tra hoạt động, tình trạng của thiết bị và giải quyết những sự cố phát sinh.
  • Bảo trì, bảo dưỡng, cải tiến những hư hỏng nhỏ
  • Thay thế vật tư, phụ tùng phụ kiện nhỏ cho các hệ thống kỹ thuật
  • Trực tiếp giám sát nhà thầu thi công đảm bảo kỹ thuật và an toàn
  • Xây dựng quy trình tác nghiệp nhằm kiểm soát hoạt động kỹ thuật

4. Sơ đồ tổ chức ban quản lý tòa nhà

Ban quản lý tòa nhà thường được tổ chức với các vị trí như sau:

  • Trưởng Ban quản lý: Là đội ngũ một hoặc nhiều người có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong Ban quản lý tòa nhà.
  • Phó ban (hoặc trợ lý): Là người dưới quyền Trưởng Ban quản lý, chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động trong tòa nhà. Vị trí này đóng vai trò tham mưu lên cấp trên về phương thức quản lý tối ưu, tiếp nhận cũng như đưa ra hướng xử lý vấn đề từ các bộ phận đưa lên.
  • Dưới trưởng ban và phó ban quản lý tòa nhà là các bộ phận chuyên môn bao gồm:
    • Bộ phận kỹ thuật
    • Bộ phận hành chính, lễ tân
    • Bộ phận kế toán
    • Bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng
    • Các nhà thầu chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, cảnh quan, xử lý côn trùng, thu gom rác…

5. Mô hình ban quản lý tòa nhà

5.1. Mô hình do chủ đầu tư tự thành lập

Với mô hình này, chủ đầu tư tự thành lập ban quản lý và trực tiếp điều hành tòa nhà trước khi bàn giao căn hộ hoặc mặt bằng cho khách hàng.

Thành phần tham gia vào mô hình này là chủ đầu tư. Đó là đơn vị hiểu rõ về tòa nhà nhất và có quan hệ mật thiết với cư dân, khách hàng ngay từ khi làm hợp đồng mua bán căn hộ hoặc thuê mặt bằng.

Ưu điểm của mô hình này là sẽ dễ được cư dân tán thành từ ban đầu, do chủ đầu tư hứa hẹn nhiều quyền lợi hấp dẫn. Song, về lâu dài, giữa chủ đầu tư và cư dân có thể xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích khó giải quyết.

5.2. Thuê đơn vị quản lý tòa nhà chuyên nghiệp

Với mô hình này, Ban quản trị tòa nhà sẽ thống nhất thuê một đơn vị thứ ba thực hiện quản lý tòa nhà. Dựa vào nhu cầu, dịch vụ và nghiệp vụ thực tế của tòa nhà, ban quản lý sẽ quyết định lựa chọn đơn vị đáp ứng được những yêu cầu trên.

Đơn vị được lựa chọn phải có giấy phép vận hành quản lý tòa nhà. Họ có nghĩa vụ phục vụ cộng đồng cư dân và đảm bảo không xảy ra xung đột về lợi ích với cộng đồng cư dân tại tòa nhà, chung cư đó.

6. Hỏi – đáp về ban quản lý tòa nhà

6.1. Ban quản trị tòa nhà là gì có giống ban quản lý tòa nhà không?

Ban quản lý tòa nhà khác với Ban quản trị tòa nhà. Ban quản trị tòa nhà là đơn vị đại diện cho chủ sở hữu/chủ đầu tư đảm nhiệm các nghĩa vụ quản lý, sử dụng tòa nhà tuân theo quy định pháp luật.

Ban quản trị do dân bầu ra, có quyết định của UBND quận. Còn Ban quản lý là doanh nghiệp làm dịch vụ do Ban quản trị đi thuê.

6.2. Mô hình quản lý tòa nhà nào hiệu quả nhất?

Việc quản lý vận hành tòa nhà nên do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành thực hiện. Theo đó, sử dụng dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp được xem là hình thức phổ biến, hiệu quả hiện nay.

7. Blue Diamond – Quản lý vận hành toà nhà chuyên nghiệp

Hiện nay, Blue Diamond là đơn vị cung cấp giải pháp quản lý, vận hành tòa nhà uy tín hàng đầu Việt Nam với trên 13 năm kinh nghiệm. 

Với phương châm “Quản lý tận tâm, nâng tầm gía trị”, Blue Diamond cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà tổng thể, đạt chất lượng. Giá dịch vụ của đơn vị luôn minh bạch, hợp lý, tương xứng với chất lượng.

Blue Diamond sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc, thành thạo nghiệp vụ. Không chỉ biết cách khai thác, vận hành hệ thống kỹ thuật một cách an toàn, nhân viên của Blue Diamond còn luôn cải tiến, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ.

Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp và còn thắc mắc về vấn đề liên quan đến ban quản lý tòa nhà, đừng ngần ngại liên hệ với Blue Diamond để được tư vấn chi tiết!

 

Shophouse là gì và có nên đầu tư vào loại hình căn hộ này?

Sở hữu vị trí trung tâm và cấu trúc độc đáo, mô hình shophouse không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại nhà của cộng đồng cư dân hiện đại mà còn mang đến tiềm năng sinh lời đầy hứa hẹn cho giới đầu tư. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về khái niệm shophouse là gì cũng như đặc điểm của loại hình này.

Shophouse là gì? – Thông tin tổng quan về Shophouse 

Bắt đầu “nở rộ” trên thị trường bất động sản từ năm 2015, shophouse vẫn giữ được sức nóng và được nhiều chuyên gia bất động sản dự đoán sẽ tiếp tục là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư. Vậy cụ thể, loại hình căn hộ shophouse là gì?

Shophouse (hay còn gọi là Nhà phố thương mại) là mô hình nhà ở phục vụ đồng thời hai mục đích: vừa là không gian sinh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Shophouse thường có chiều cao từ hai đến ba tầng. Trong đó, tầng 1 và tầng 2 được thiết kế mở, lắp kính trong suốt xung quanh nhằm phục vụ cho hoạt động buôn bán, kinh doanh diễn ra thuận lợi. 

Hai loại hình Shophouse phổ biến nhất bao gồm: Shophouse khối đế (hay Shophouse chân đế) và Shophouse thấp tầng. Trong khi shophouse khối đế được quy hoạch ngay tại các tầng trệt của tòa căn hộ chung cư thì shophouse thấp tầng lại được xây dựng sát nhau thành từng dãy, tạo nên tổ hợp mua sắm – giải trí sầm uất của khu đô thị.

Có nên đầu tư vào shophouse?

Có thể thấy, loại hình căn hộ shophouse sở hữu nhiều ưu điểm mà không phải sản phẩm bất động sản nào cũng có được. Tuy nhiên, một số vấn đề khác như pháp lý hay giá thành vẫn khiến nhiều người băn khoăn có nên đầu tư vào loại hình này hay không.

Ưu điểm của Shophouse 

  • Vị trí đắc địa

Vị trí đắt giá tại các khu vực tập trung cư dân đông đúc là một trong những ưu điểm vượt trội nhất của Shophouse. Cụ thể, đa phần các căn hộ này đều được bố trí tại tầng trệt của tòa nhà chung cư hoặc khu trung tâm, gần các tuyến đường nội khu của các dự án bất động sản,… nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bên cạnh đó, với lợi thế này, chủ sở hữu có thể tiếp cận dễ dàng đến các công trình tiện ích khác trong khu đô thị mà không gặp trở ngại về khoảng cách. 

  • Tính ứng dụng cao

Điểm nổi bật của các căn shophouse còn nằm ở thiết kế hiện đại, đáp ứng cả hai mục đích: kinh doanh và cư trú. Điều này không chỉ giúp khách mua Shophouse tối ưu công năng sử dụng và tiết kiệm nhiều loại chi phí trong trường hợp tự kinh doanh, mà còn góp phần gia tăng thu nhập hiệu quả từ việc cho thuê mặt bằng

Theo khảo sát từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, tỷ lệ khai thác của các căn Shophouse lên tới 8 – 12%/ năm, vượt xa việc cho thuê chung cư thông thường hay gửi lãi suất ngân hàng, đồng thời ít rủi ro hơn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

  • Tính thanh khoản tốt

Sở hữu nhiều lợi thế như vị trí đẹp, gần các tiện ích giải trí và chỉ chiếm khoảng 2 – 5% trên tổng số lượng căn hộ, các căn Shophouse được đánh giá là có tính thanh khoản rất cao. Nhà đầu tư bất động sản có thể kinh doanh mua bán hoặc cho thuê một cách dễ dàng. 

Nhược điểm của shophouse

  • Giá thành cao 

Những ưu điểm vượt trội của Shophouse khiến loại hình này thường có mức giá khá cao so với những căn hộ để ở thông thường. Bên cạnh đó, việc chỉ chiếm số lượng khá nhỏ khiến đôi khi các nhà đầu tư còn phải tham gia bốc thăm hoặc đấu giá để giành quyền sở hữu. Điều này cũng thúc đẩy giá trị của Shophouse ngày càng tăng cao.

  • Lợi nhuận kinh doanh phụ thuộc vào số lượng và chất lượng cư dân

Kinh doanh Shophouse không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng cư dân nơi triển khai dự án. Nếu cư dân đông, điều này đồng nghĩa với lượng khách hàng tiềm năng lớn và cơ hội kinh doanh tốt hơn. Ngược lại, cơ hội bán hàng sẽ bị hạn chế khi mật độ cư dân thưa thớt.

Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào Shophouse, nhà đầu tư cần khảo sát trước những thông tin liên quan bao gồm: Đối tượng cư dân dự án hướng đến là ai, tình hình tài chính chung của họ như thế nào,… từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn về việc thuê/mua Shophouse và tổ chức các hoạt động kinh doanh phù hợp. 

  • Giới hạn thời gian sở hữu

Một điểm hạn chế khác của Shophouse cũng khiến giới đầu tư lo lắng đó giá trị sổ đỏ của loại hình này chỉ có hiệu lực trong khoảng 50 năm theo chính sách của từng địa phương. Điều này gây trở ngại lớn về tâm lý cũng như điều kiện kinh tế của nhà đầu tư khi muốn làm ăn lâu dài. 

Hy vọng bài viết trên từ BlueDiamond đã giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn Shophouse là gì để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Một số hệ thống thoát hiểm hiệu quả cho các tòa nhà trên thế giới

Trước nhiều rủi ro, hiểm họa thiên nhiên như hỏa hoạn, khủng bố, động đất… để lại hậu quả khủng khiếp, đáp lại mối quan tâm của công chúng và ngành xây dựng, các nhà sản xuất thiết bị an toàn, bảo hộ cá nhân đã cho ra đời nhiều thiết bị sơ tán, cứu hộ các tòa nhà hiệu quả và hữu dụng. Dưới đây là một số thiết bị cứu nạn điển hình trong số đó.

Hệ thống cứu nạn khoang lớn (Platform Rescue System)

Đây là hệ thống sử dụng các khoang cứu nạn kín, di chuyển lên xuống theo đường ray cố định trước bên mặt ngoài của các tòa nhà. Hệ thống này thông thường được cố định trên nóc toà nhà và được triển khai khi cần sơ tán số lượng lớn người trong tình huống khẩn cấp. Tòa nhà cao tầng có thể thiết lập hai hoặc nhiều hơn các hệ thống cứu nạn khoang lớn; mỗi hệ thống bao gồm 5 cabin có thể xếp lại được.

Khi tình huống khẩn cấp xảy ra, hệ thống này sẽ được hạ xuống mặt đất để nhân viên cứu hộ lên cabin, điều hành việc sơ tán. Sau đó, hệ thống sẽ được kéo lên và dừng tại khu vực cần cứu hộ. Cùng một lúc, hệ thống có thể cho phép sơ tán người từ 5 tầng lầu, mỗi tầng tối đa khoảng 30 người sẽ di chuyển vào trong cabin tương ứng với tầng của mình.

Như vậy, cùng một lúc, hệ thống sẽ sơ tán được khoảng 150 người mỗi lần lên xuống. Ngoài ưu điểm là sơ tán cùng lúc được nhiều người với các điều kiện sức khỏe khác nhau (người tàn tật, người bị thương…), thiết bị này cho phép nhân viên cứu hộ trực tiếp kiểm soát quá trình sơ tán, đồng thời cho phép vận chuyển nhân viên cứu hộ và thiết bị ngược lên các tầng xảy ra tình huống cần xử lý. Thiết bị này cũng có ưu thế đặc biệt là sử dụng được ở các tòa nhà chọc trời và sử dụng ở các địa hình chật hẹp mà các thiết bị cứu hộ dạng máng trượt khó vận hành an toàn.

Hệ thống này được đưa vào sử dụng thí điểm lần đầu tiên tại một tòa nhà 21 tầng ở Ramat Gan (Israel) vào tháng 7/2004. Hệ thống thử nghiệm thứ hai đã được lắp đặt tại một tòa nhà 31 tầng ở trung tâm khu vực Manhattan, TP. New York (Hoa Kỳ). Đây cũng là một nỗ lực nhằm khắc phục những hạn chế của công tác cứu hộ khi xảy ra vụ hỏa hoạn và sụp đổ của hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Thiết bị cứu nạn cá nhân (Controlled descent devices)

Thiết bị này cho phép đưa một người (hoặc 2 người trong trường hợp đặc biệt) từ các tầng cao xuống với một tốc độ vừa phải. Thiết bị này được lắp đặt phía bên ngoài của tòa nhà, bao gồm một yên ngồi cá nhân, nối với một dây cáp hoặc đường ray cứu nạn; dây cáp hoặc ray cứu nạn được neo vào bề mặt ngoại thất của tòa nhà để đảm bảo người được cứu được đưa đúng đến địa điểm an toàn dưới mặt đất.

Thiết bị cứu nạn cá nhân trong hình 2 có tên Spider có thể được lắp cố định vào sàn nhà hoặc tường và sử dụng được ngay. Người sử dụng chỉ cần ngồi lên yên, cài dây khóa và rời khỏi toà nhà. Thiết bị Spider sẽ được tự động kích hoạt, bảo đảm người sử dụng được thả dần xuống ở tốc độ an toàn. Thiết bị cũng có thêm một phanh an toàn, sử dụng lực ma sát để dừng yên trong trường hợp Spider không hoạt động bình thường. Thiết bị Spider này cũng được Cục Tiêu chuẩn Chất lượng Israel phê duyệt cho phép phân phối ra thị trường.

Máng thoát hiểm (Safety escape chute)

Đây là hệ thống có hình máng, làm bằng vải chống cháy hoặc lưới. Máng có thể đặt thoải hoặc dốc hơn tùy theo thiết kế của tòa nhà và địa hình điểm đáp an toàn. Máng có thể lắp đạt cố định trong tòa nhà hoặc cũng có thể lắp trên một phương tiện chuyên dùng do đội cứu nạn mang đến lắp khi cứu nạn.

Máng thoát hiểm có một số ưu điểm như lắp đặt nhanh, cho phép dòng người thoát nạn liên tục, nối tiếp nhau, hầu như không cần hướng dẫn sử dụng với người cần thoát hiểm, cho phép cả người bị thương, người tàn tật, người già cũng có thể sơ tán được.

Máng thoát hiểm có tên Baker Life là một thiết bị hoàn chỉnh, xếp gọn trên nóc của tòa nhà và có thể được dịch chuyển bằng tay (nếu cần) đến địa điểm thoát hiểm an toàn như cửa sổ, ban công, mái nhà… Thiết bị được tự động kích hoạt khi có báo động cháy.

Máng thoát hiểm Hệ thống Sơ tán Lắp ghép Cao cấp. Thiết bị cũng được tự động triển khai khi có báo động cháy. Người sử dụng di chuyển vào máng từ các cửa tự động, trượt xuống theo máng và đáp xuống một đệm mềm phía dưới. Tốc độ trượt xuống sẽ được hãm lại thông qua các ‘bậc thang’ trong máng, được lắp đặt cách nhau mỗi 5 tầng nhà.

 

15 lỗi cơ bản thường xảy ra với thang máy và cách khắc phục

Nếu là một người thường xuyên sử dụng thang máy, chắc chắn rằng đã có lúc bạn phải đối diện với những sự cố thang máy khiến bạn không khỏi thót tim. Nhưng đừng lo, sau bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn 15 lỗi cơ bản khiến thang máy gặp sự cố và cách khắc phục.

1. Mất tín hiệu điều khiển trong bảng điều khiển.

Nguyên nhân: Côn trùng vào trong phòng máy, hố pít, cắn đứt dây tín hiệu.

Cách khắc phục: Không sử dụng thang máy khi thang mất tín hiệu điều khiển, ngay lập tức gọi nhân viên cứu hộ thang máy đến cứu hộ.

2. Thang máy bị lỗi đóng mở cửa.

Nguyên nhân: Do vật thể cứng bằng kim loại, đá, sỏi, hạt hoa quả lọt vào khe cửa thang máy.

Cách khắc phục: Thử nhấn nút mở cửa trên bảng điều khiển thang máy trong cabin một vài lần, quan sát khe cửa thang máy xem có bị kẹt bởi kim loại, đá, sỏi, hạt hoa quả hay không và tìm cách loại bỏ nguyên nhân gây kẹt cửa thang máy.

3. Nút bấm trên bảng điều khiển không nhạy.

Nguyên nhân: Tiếp điểm điện cửa tầng không được vệ sinh thường xuyên, tiếp xúc không tốt, bụi bẩn.

Cách khắc phục: Thử nhấn các nút điều khiển, nếu thang vẫn không hoạt động, nhanh chóng liên lạc với nhân viên bảo trì thang máy đến kiểm tra, khắc phục.

4. Thang máy kêu, hoạt động không êm ái.

Nguyên nhân: Thang máy không được bảo trì, thay dầu ray, dầu cáp thường xuyên…

Cách khắc phục: Lựa chọn chế độ bảo trì thang máy phù hợp với tuổi thọ, tần suất sử dụng thang máy.

5. Thang máy bị lỗi sau một thời gian hoạt động.

Nguyên nhân: Phòng máy quá nóng, không đảm bảo điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất.

Cách khắc phục: Đảm bảo điều kiện làm việc cho thang máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo trì thang máy định kỳ.

6. Thang máy không hoạt động sau khi mất điện.

Nguyên nhân: Do đảo pha từ nguồn vào khi sửa chữa điện.

Cách khắc phục: Liên hệ với đội ngũ nhân viên bảo trì thang máy đến đảo pha nguồn điện cho thang máy.

7. Bị nhiễm điện, bị điện giật.

Nguyên nhân: Thiết bị điện – điện tử bị ẩm, cabin bị ẩm ướt hoặc do thời tiết, cách điện không tốt, nối đất không hoạt động.

Cách khắc phục: Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi bị nhiễm điện, nhanh chóng gọi nhân viên cứu hộ đến kiểm tra và khắc phục.

8. Bộ phận cứu hộ thang máy không hoạt động khi mất điện.

Nguyên nhân: Khách hàng tự cứu hộ không đúng cách, đúng quy trình hoặc lỗi kỹ thuật.

Cách khắc phục: Không sử dụng thang máy khi cứu hộ thang máy không hoạt động, liên hệ ngay với nhân viên bảo trì để được hướng dẫn.

9. Dừng tầng không chính xác.

Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên, xung nhiễu, dừng tầng không chính xác.

Cách khắc phục: Bảo trì thang máy định kỳ.

10. Ắc quy hỏng sau một thời gian sử dụng.

Nguyên nhân: Ít sử dụng, do lão hóa, hoặc hết hạn sử dụng.

Cách khắc phục: Thay ắc quy mới.

11. Thang hoạt động có tiếng kêu bất thường.

Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên nên cáp của phanh cơ bị dài ra.

Cách khắc phục: Cắt cáp phanh cơ và bảo trì định kỳ.

12. Cửa A, V, H kêu to.

Nguyên nhân: Do va đập khi sử dụng cửa chuyển động dẫn đến sai lệch cơ khí.

Cách khắc phục: Điều chỉnh lại cửa theo thông số của nhà sản xuất.

13. Bóng đèn cháy nhanh.

Nguyên nhân: Rung, tắt bật nhiều, điện áp không ổn định.

Cách khắc phục: Thay bóng đèn mới, sử dụng bộ ổn áp cho thang máy.

14. Hố PIT bị ngấm nước.

Nguyên nhân: Do thời tiết, nước tràn vào trong phòng máy, hệ thống chống thấm hố PIT thiết kế không đúng tiêu chuẩn.

Cách khắc phục: Thiết kế chống thấm cho hố pit thang máy theo tiêu chuẩn, phòng máy phải có mái che để ngăn nước tràn vào bên trong giếng thang và phòng máy.

15. Thang máy hoạt động bị giật, tăng tốc, giảm tốc không ổn định.

Nguyên nhân: Tang, thắng không được bảo dưỡng, động cơ, nguồn điện không ổn định, hết dầu ray.

Cách khắc phục: Điều chỉnh tang, thắng, bảo dưỡng động cơ, thiết kế bộ ổn áp cho thang máy, đổ dầu ray.

 

Đại dịch đã mang lại những mặt tích cực nào cho thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam?

Bên cạnh các phân khúc như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản thương mại và bất động sản văn phòng, bất động sản nhà ở (căn hộ, biệt thự, nhà liền kề) đang trải qua một giai đoạn thực sự khó khăn. Nguồn cung sơ cấp duy trì ở mức thấp, sự tự tin của các chủ đầu tư giảm, dẫn đến việc ra mắt các dự án mới bị hoãn lại. Mặc dù vậy, triển vọng về thị trường này đang có nhiều dấu hiệu tích cực, và dịch bệnh cũng đã để lại những bài học giá trị cho những nhà đầu tư bất động sản cho những kế hoạch trong tương lai.

Trong Quý 3/2021, nguồn cung sơ cấp khoảng 3.000 căn, mức thấp nhất trong vòng năm năm trở lại đây, giảm -18% theo quý và -70% theo năm. Trong đó có 11 dự án đang tạm ngưng bán, trong khi nguồn cung mới bị hạn chế và lượng hàng tồn kho thấp. Nguồn cung mới đạt khoảng 350 căn đến từ một dự án mới và các giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu, giảm -78% theo quý và -95% theo năm. Hạng C dẫn đầu nguồn cung mới với 87%.

Lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ của Q3/2021 ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tổng lượng giao dịch chỉ hơn 400 căn, giảm -70% theo quý và -94% theo năm, trong khi tỷ lệ hấp thụ đạt 14%, giảm -23 điểm phần trăm theo quý và -58 điểm phần trăm theo năm. Hạng C dẫn đầu lượng giao dịch với 81% tổng lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ đạt 21%. Lượng giao dịch từ nguồn cung mới đạt 47% tổng lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ đạt 55%

Đánh giá về những tác động của đại dịch Covid-19 lên phân khúc bất động sản nhà ở, TS Sử Ngọc Khương nhận định “Trên bình diện vĩ mô, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy một số những mặt tích cực mà đại dịch có thể mang tới. Tại Việt Nam, các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội có mật độ quy hoạch hoá cao, vì vậy khi dịch bệnh bùng phát thì tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống hàng ngày. Do đó, về mặt tích cực thì sau đại dịch các nhà quy hoạch đô thị sẽ có cơ hội nhìn lại cách phát triển quy hoạch thế nào là hiệu quả nhất. Các đô thị lớn ở các nước có quy hoạch các thành phố cách xa nhau trên thế giới, giữa các thành phố là rừng hoặc các khu đất trống thì tốc độ lây truyền dịch bệnh của rất thấp. Còn các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam có mật độ dân số cao ở khu vực đô thị thì khi dịch bệnh diễn ra tốc độ lây truyền rất lớn. Mặt tích cực thứ hai là qua dịch bệnh này các nhà hoạch định kinh tế nói chung, các nhà phát triển bất động sản nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại chiến lược chung dài hạn. Vi bất cứ chu kì hoạt động kinh tế nào cũng có suy và thịnh và suy có thể vì khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh… Đặc biệt dịch bệnh sẽ là một trong những điều mà các nhà hoạch định kinh tế đặc biệt là ở tầm quốc gia cần xem xét cho định hướng phát triển của các ngành kinh tế khi có sự cố xảy ra. Riêng đối với những nhà phát triển bất động sản thì đây là bài học để họ cân nhắc, nhìn lại trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì sức đề kháng của mình ở đâu và cần làm như thế nào để tránh tình trạng kiệt quệ, khó có thể vực dậy được. Những tập đoàn lớn trên thế giới, họ thành lập cả trăm năm về bất động sản, về điện – điện tử,… hay những công ty Nhật Bản họ có những thăng trầm chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh nhưng họ vẫn vượt qua được. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian Covid-19 vừa qua có những doanh nghiệp phá sản và không bao giờ vực dậy lại được. Đây là bài học rất tốt dành cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà kinh doanh và đặc biệt là bất động sản xem lại chiến lược dài hạn của mình.”

Về triển vọng phân khúc nhà ở thương mại, theo báo cáo thị trường mới nhất, đến năm 2024, nguồn cung được dự đoán sẽ có khoảng 120.000 căn hộ từ 119 dự án, chủ yếu là các căn hộ Hạng B chiếm 48%. Thành phố Thủ Đức dẫn đầu với 44% nguồn cung tương lai. Dự kiến trong Q4/2021, có khoảng 7.000 căn dự kiến được chào bán ra thị trường, trong đó 90% nguồn cung tương lai đến từ các giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu. Còn đối với phân khúc biệt thự, nhà liền kề, nguồn cung tương lai đến 2024 dự kiến đạt gần 9.600 căn/ nền. Thành phố Thủ Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất với 32%, tiếp theo là Bình Chánh với 24% và Bình Tân với 11%. Thành phố Thủ Đức tiếp tục thu hút các dự án bất động sản nhà ở nhờ quỹ đất sẵn có, quy hoạch đô thị tốt và cơ sở hạ tầng được đầu tư. TS Khương cho biết thêm “Trong bối cảnh hiện tại, bất động sản là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, do vậy, sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế của Việt Nam là điều quan trọng trước tiên. Nền kinh tế phục hồi thì khu vực bất động sản mới được có thể quay trở lại quỹ đạo. Bên cạnh đó, để các dự án bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở có thể phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng, cần có những biện pháp tốt hơn giải quyết những khó khăn về mặt thủ tục pháp lý, chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.”

Nhận định về việc xu hướng thay đổi giá bất động sản trong những tháng cuối năm, TS Khương cho biết “Hiện tại chúng ta đang ở tháng 10 cũng là đầu quý 4, theo tôi đánh giá từ đây đến đầu 2022 sẽ không có nhiều thay đổi lớn trong thị trường bất động sản. Việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lướt sóng đẩy giá trong thị trường bất động sản trong thời gian tới cũng tương đối không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.”

Đối với lĩnh vực đầu tư bất động sản, TS Khương chia sẻ thêm “Đối với nhóm đầu tư cá nhân, nếu nhu cầu nhà ở là bức thiết và nguồn tiền mua nhà đã có sẵn từ trước, và không phải sử dụng đòn bẩy kinh tế, theo tôi đánh giá đây là một cơ hội tốt để mua nhà, vì chúng ta đã có tích lũy trong thời gian dài vừa qua và hợp lý để chúng ta có thể an cư lạc nghiệp và đón Tết vui vẻ với một căn nhà mới. Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư lướt sóng hay nhóm đầu tư ngắn hạn, tôi nghĩ đây chưa phải là thời điểm thích hợp. Đối với bất động sản du lịch, bất động sản thương mại thì thực sự các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất thận trọng, nhưng riêng đối với bất động sản nhà ở, bất động sản văn phòng thì họ vẫn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khó khăn của các nhà đầu tư trong trường hợp này là việc sang Việt Nam để nghiên cứu thêm về thị trường do những hạn chế của chuyến bay thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nếu các đường bay được mở lại thì các nhà đầu tư này sẽ ồ ạt sang Việt Nam để tiếp tục các hoạt động về buôn bán và sát nhập. Một năm vừa qua, mặc dù tác động Covid-19 gây ra rất lớn đối với thị trường Việt Nam đặc biệt là khu vực bất động sản, nhưng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng không ít hơn, thậm chí tăng đối với 3 loại bất động sản: nhà ở, văn phòng, công nghiệp.”