Blue Diamond

Công ty cổ phần Kim Cương Xanh (Blue Diamond) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quản lý kỹ thuật, môi giới bất động sản và các dịch khác, phục vụ nhu cầu cuộc sống của Quý khách hàng.

Shophouse là gì và có nên đầu tư vào loại hình căn hộ này?

Sở hữu vị trí trung tâm và cấu trúc độc đáo, mô hình shophouse không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại nhà của cộng đồng cư dân hiện đại mà còn mang đến tiềm năng sinh lời đầy hứa hẹn cho giới đầu tư. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về khái niệm shophouse là gì cũng như đặc điểm của loại hình này.

Shophouse là gì? – Thông tin tổng quan về Shophouse 

Bắt đầu “nở rộ” trên thị trường bất động sản từ năm 2015, shophouse vẫn giữ được sức nóng và được nhiều chuyên gia bất động sản dự đoán sẽ tiếp tục là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư. Vậy cụ thể, loại hình căn hộ shophouse là gì?

Shophouse (hay còn gọi là Nhà phố thương mại) là mô hình nhà ở phục vụ đồng thời hai mục đích: vừa là không gian sinh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Shophouse thường có chiều cao từ hai đến ba tầng. Trong đó, tầng 1 và tầng 2 được thiết kế mở, lắp kính trong suốt xung quanh nhằm phục vụ cho hoạt động buôn bán, kinh doanh diễn ra thuận lợi. 

Hai loại hình Shophouse phổ biến nhất bao gồm: Shophouse khối đế (hay Shophouse chân đế) và Shophouse thấp tầng. Trong khi shophouse khối đế được quy hoạch ngay tại các tầng trệt của tòa căn hộ chung cư thì shophouse thấp tầng lại được xây dựng sát nhau thành từng dãy, tạo nên tổ hợp mua sắm – giải trí sầm uất của khu đô thị.

Có nên đầu tư vào shophouse?

Có thể thấy, loại hình căn hộ shophouse sở hữu nhiều ưu điểm mà không phải sản phẩm bất động sản nào cũng có được. Tuy nhiên, một số vấn đề khác như pháp lý hay giá thành vẫn khiến nhiều người băn khoăn có nên đầu tư vào loại hình này hay không.

Ưu điểm của Shophouse 

  • Vị trí đắc địa

Vị trí đắt giá tại các khu vực tập trung cư dân đông đúc là một trong những ưu điểm vượt trội nhất của Shophouse. Cụ thể, đa phần các căn hộ này đều được bố trí tại tầng trệt của tòa nhà chung cư hoặc khu trung tâm, gần các tuyến đường nội khu của các dự án bất động sản,… nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bên cạnh đó, với lợi thế này, chủ sở hữu có thể tiếp cận dễ dàng đến các công trình tiện ích khác trong khu đô thị mà không gặp trở ngại về khoảng cách. 

  • Tính ứng dụng cao

Điểm nổi bật của các căn shophouse còn nằm ở thiết kế hiện đại, đáp ứng cả hai mục đích: kinh doanh và cư trú. Điều này không chỉ giúp khách mua Shophouse tối ưu công năng sử dụng và tiết kiệm nhiều loại chi phí trong trường hợp tự kinh doanh, mà còn góp phần gia tăng thu nhập hiệu quả từ việc cho thuê mặt bằng

Theo khảo sát từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, tỷ lệ khai thác của các căn Shophouse lên tới 8 – 12%/ năm, vượt xa việc cho thuê chung cư thông thường hay gửi lãi suất ngân hàng, đồng thời ít rủi ro hơn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

  • Tính thanh khoản tốt

Sở hữu nhiều lợi thế như vị trí đẹp, gần các tiện ích giải trí và chỉ chiếm khoảng 2 – 5% trên tổng số lượng căn hộ, các căn Shophouse được đánh giá là có tính thanh khoản rất cao. Nhà đầu tư bất động sản có thể kinh doanh mua bán hoặc cho thuê một cách dễ dàng. 

Nhược điểm của shophouse

  • Giá thành cao 

Những ưu điểm vượt trội của Shophouse khiến loại hình này thường có mức giá khá cao so với những căn hộ để ở thông thường. Bên cạnh đó, việc chỉ chiếm số lượng khá nhỏ khiến đôi khi các nhà đầu tư còn phải tham gia bốc thăm hoặc đấu giá để giành quyền sở hữu. Điều này cũng thúc đẩy giá trị của Shophouse ngày càng tăng cao.

  • Lợi nhuận kinh doanh phụ thuộc vào số lượng và chất lượng cư dân

Kinh doanh Shophouse không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng cư dân nơi triển khai dự án. Nếu cư dân đông, điều này đồng nghĩa với lượng khách hàng tiềm năng lớn và cơ hội kinh doanh tốt hơn. Ngược lại, cơ hội bán hàng sẽ bị hạn chế khi mật độ cư dân thưa thớt.

Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào Shophouse, nhà đầu tư cần khảo sát trước những thông tin liên quan bao gồm: Đối tượng cư dân dự án hướng đến là ai, tình hình tài chính chung của họ như thế nào,… từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn về việc thuê/mua Shophouse và tổ chức các hoạt động kinh doanh phù hợp. 

  • Giới hạn thời gian sở hữu

Một điểm hạn chế khác của Shophouse cũng khiến giới đầu tư lo lắng đó giá trị sổ đỏ của loại hình này chỉ có hiệu lực trong khoảng 50 năm theo chính sách của từng địa phương. Điều này gây trở ngại lớn về tâm lý cũng như điều kiện kinh tế của nhà đầu tư khi muốn làm ăn lâu dài. 

Hy vọng bài viết trên từ BlueDiamond đã giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn Shophouse là gì để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*