Blue Diamond

Công ty cổ phần Kim Cương Xanh (Blue Diamond) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quản lý kỹ thuật, môi giới bất động sản và các dịch khác, phục vụ nhu cầu cuộc sống của Quý khách hàng.

Blog

Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư không phải ai cũng biết

Hiện nay, khi mua căn hộ chung cư mọi người thường chỉ quan tâm đến vị trí, giá cả và tiện ích xung quanh. Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ nhặt nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái mà ít người quan tâm là phí bảo trì chung cư.

Vậy phí bảo trì căn hộ chung cư là gì? Tại sao phải đóng phí bảo trì? Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư như thế nào?,… Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Blue Diamond

1. Lý do cần nộp phí bảo trì căn hộ chung cư?

Theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở 2014: “Phí bảo trì chung cư là kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu”.

Sau một thời gian sử dụng, chung cư có thể xuống cấp cơ sở vật chất, cần được tu sửa, nâng cấp hoặc thay mới. Do đó, việc bảo trì chung cư là rất cần thiết để giảm thiểu các thiệt hại về người và của. 

Các hạng mục chung cư cần phải bảo trì thường là các công trình sử dụng chung. Bao gồm: Điện, nước, hành lang, lối đi chung, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hầm để xe,…

Từ đây, chủ đầu tư sẽ thành lập Quỹ bảo trì để duy trì kinh phí thực hiện các hạng mục trên. Qũy bảo trì này do Ban quản trị chung cư quản lý và được gửi tại Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Qũy được xây dựng để phục vụ công tác bảo trì các hạng mục công trình thuộc phần sử dụng chung. Thông qua các hoạt động sửa chữa, thay mới các cơ sở vật chất đã cũ, bảo trì định kỳ,…

2. Phí bảo trì căn hộ chung cư phải nộp khi nào?

Phí bảo trì được đóng trước khi bàn giao căn hộ chung cư hoặc khi ngân sách đã cạn. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến từng hộ dân sinh sống tiếp tục đóng phí bảo trì.

Thông thường, phí bảo trì chung cư nằm cố định trong 2% giá trị mỗi căn hộ sau giao dịch. Trước khi đưa ra quyết định yêu cầu đóng phí, chủ đầu tư họp cư dân lấy ý kiến.

3. Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư

Theo Điều 108 Luật Nhà ở 2014, phi bảo trì chung cư được tính khoản 2% giá trị căn hộ, được quy định rõ trong hợp đồng mua bán/cho thuê.

Đối với diện tích chủ đầu tư không bán (không tính diện tích thuộc phần sử dụng chung của người mua). Chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích, được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của tòa chung cư đó.

Ngoài ra, trong vòng 07 ngày kể từ khi thu phí từ người mua căn hộ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển quỹ đó vào tài khoản tiết kiệm của tổ chức tín dụng.

Sau 07 ngày kể từ khi thành lập Ban Quản trị chung cư. Chủ đầu tư có nghĩa vụ bàn giao Qũy bảo trì đó (cả gốc lẫn lãi) đến Ban Quản trị chung cư. 

Ban quản trị có trách nhiệm sử dụng và quản lý kinh phí theo đúng hạng mục được liệt kê minh bạch, cụ thể, rõ ràng trong văn bản.

Cùng với đó, trong quá trình thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì. UBND tỉnh có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật, 

Theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì các hạng mục, phần diện tích thuộc sở hữu chung gồm:

  • Phần diện tích còn lại của nhà chung cư, ngoài phần diện tích bên trong căn hộ hoặc trong nhà chung cư. Được công nhận là nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư, sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà ở.
  • Bảo trì các thiết bị thuộc phần sử dụng chung của nhà chung cư. Bao gồm: Máy phát điện, thang máy, máy bơm nước, hệ thống cấp điện chiếu sáng, điện sinh hoạt. Cùng các thiết bị điện, hệ thống gas, phòng cháy, chữa cháy, cấp, thoát nước, cột thu lôi,…
  • Bảo trì hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nằm trong khuôn viên dự án nhà ở chung cư. Gồm các công trình công cộng như: Vườn hoa, sân chung, công viên, đài phun nước,…
  • Các hạng mục khác của chung cư thuộc quyền sử dụng chung của người mua. Được căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật.

Đối với báo cáo hội nghị chung cư lần đầu, chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì để báo cáo hội nghị. 

Đối với hội nghị nhà chung cư các lần tiếp theo, chủ đầu tư có thể giao cho Ban Quản trị nhà chung cư. Ban Quản trị nhà chung cư có trách nhiệm phối hợp với đơn vị vận hành, lập kế hoạch bảo trì để báo cáo hội nghị nhà chung cư.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức xoay quanh phí bảo trì chung cư và cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều tư vấn hiệu quả.

 

5 Lưu ý khi làm hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài

1. Điều kiện bên thuê và bên cho thuê nhà

Theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau:

+ Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở, hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền để thực hiện giao dịch. Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực dân sự để giao dịch theo quy định của Luật Dân sự. Nếu là tổ chức, phải có đủ tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức cho tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa.

+ Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực dân sự để giao dịch theo quy định của luật pháp Việt Nam. Phải thuộc đối tượng được thuê, sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú, thường trú tại nhà ở đang thuê.

Theo điều 131, 132, 133 Luật nhà ở, đối tượng thuê nhà là người nước ngoài được quy định như sau:  

– Người thuê là cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép vào Việt Nam có thời hạn từ 03 tháng liên tục trở lên.

– Nếu bên thuê là cá nhân người Việt Nam định cư tại nước ngoài, phải thuộc diện được thuê, sở hữu nhà ở theo quy định của luật pháp Việt Nam.

– Nếu bên thuê là tổ chức thì phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Điều kiện nhà thuê

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014, nhà cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

– Không thuộc diện đang bị khiếu nại, tranh chấp, khởi kiện về quyền sở hữu và nhà ở vẫn đang trong thời hạn sử dựng.

– Không bị kê biên để thi hành án.

– Nhà ở không nằm đất quy hoạch đã có quyết định thu hồi, có thông báo phá dỡ, giải tỏa của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

– Bảo đảm chất lượng công trình, có đầy đủ hệ thống điện, nước, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh khu vực.

3. Đăng ký các thủ tục cần thiết

Bước 1: Đăng ký kinh doanh

Hồ sơ gồm: 

+Sổ đỏ hoặc hợp đồng mua bán nhà.

+ Giấy CMND/CCCD của chủ hộ.

Bước 2: Nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế căn hộ

Hồ sơ gồm: 

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Tờ khai mã số thuế và tờ khai thuế môn bài (theo mẫu).

Bước 3: Đăng ký an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy tại Phòng an ninh trật tự công an quận

Hồ sơ gồm: 

+ Bản khai lý lịch chủ hộ, đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sơ đồ chi tiết mặt bằng cơ sở.

+ Đơn đề nghị kiểm tra điều kiện về phòng cháy chữa cháy, cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

+ Bản thống kê phương tiện phòng cháy chữa cháy.

+ Văn bản thẩm duyệt thiết kế nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.

Bước 4: Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại công an phường

Hồ sơ gồm: 

+ Phiếu khai báo tạm trú.

+ Hợp đồng thuê nhà.

+ Hộ chiếu còn thời hạn.

+ Giấy phép tạm trú hợp pháp ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên.

+ Giấy đăng ký an ninh trật tự.

+  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Sổ đỏ hoặc hợp đồng cho thuê nhà .

+ CMND của chủ nhà.

4. Hợp đồng cho thuê nhà

Hợp đồng cho thuê nhà đối với người nước ngoài cần lưu ý một số điều khoản sau:

– Hợp đồng thuê nhà cần được công chứng nếu thời hạn thuê trên 06 tháng. Trừ trường hợp bên cho thuê nhà là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở, hoặc hợp đồng thuê nhà dưới 06 tháng sẽ không cần công chứng.

– Hợp đồng thuê nhà không được sử dụng ngoại tệ. Mọi đơn vị tiền tệ trong hợp đồng thuê nhà phải được quy đổi sang Việt Nam đồng. Các hợp đồng thuê nhà sử dụng đơn vị ngoại tệ khác đều bị vô hiệu hoá trước pháp luật khi xảy ra tranh chấp, rủi ro.

5. Các loại thuế cho thuê nhà

Khi ký kết hợp đồng thuê nhà dành cho người nước ngoài, chủ nhà phải lưu ý những loại thuế phải nộp. Bởi hợp đồng thuê nhà với người nước ngoài bị xét vào diện hoạt động kinh doanh, nên phải kê khai nộp các loại thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài,…theo quy định.

Trong đó thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ cho thuê nhà và văn phòng là 10%. Thuế thu nhập cá nhân tính theo lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền công, thù lao. 

Thu nhập tính thuế trên 5 triệu/ tháng nộp 5%, từ 5-10 triệu/ tháng nộp 10%.  Từ 10-18 triệu nộp 15%, từ 18-32 triệu nộp 20%, từ 32-52 triệu/ tháng nộp 25%. Từ 52-80 triệu/ tháng nộp 30%, trên 80 triệu/ tháng nộp 35%.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần biết khi làm hợp đồng thuê nhà cho người nước ngoài. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi Blue Diamond để có thêm nhiều tư vấn hiệu quả.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại chung cư Oriental Plaza năm 2021

Nhằm đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống cháy nổ tại Chung cư Oriental Plaza, ngày 21/11/2021  Ban quản lý Công ty Blue Diamond phối hợp cùng với phối hợp với cán bộ của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Tân Phú đã tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại đây.

Hoạt động diễn tập này nhằm nâng cao ý thức PCCC cho cán bộ nhân viên đang làm việc tại Chung cư cũng như triển khai các phương án chữa cháy – cứu hộ khi xảy ra sự cố.

Diễn tập PCCC tại chung cư Oriental Plaza

Với tình huống giả định được đặt ra, lực lượng chữa cháy của Chung cư Oriental Plaza đã nhanh chóng tiến hành thao tác báo động, gọi 114 báo cháy, sơ cứu và giải cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy…

Diễn tập CNCH tại chung cư Oriental Plaza

Cùng lúc đó, Phòng Cảnh sát PCCC điều động 2 xe chữa cháy chuyên dụng cùng các chiến sĩ phối hợp đội bảo vệ và với lực lượng cơ sở triển khai đội hình, nhanh chóng dùng vòi phun nước. Sau gần 20 phút đám cháy giả định đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn.

 

Vận hành tòa nhà là gì – Mục đích và Quy trình

Vận hành tòa nhà là một công tác đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự an toàn, ổn định và hiệu quả hoạt động của các toà nhà. Công tác này bao gồm nhiều đầu việc phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của các cá nhân có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực và phẩm chất tốt.

1. Vận hành tòa nhà là gì?

Vận hành tòa nhà là công tác quản lý các hoạt động an ninh, tài chính, hành chính, đảm bảo vận hành tốt các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống PCCC,…

Vận hành là một khâu thiết yếu đối với mọi tòa nhà, giúp tòa nhà hoạt động trơn tru và hiệu quả.

2. Mục đích của quản lý vận hành tòa nhà

Không chỉ hướng đến mục tiêu bảo vệ và duy trì sự an toàn, công tác quản lý vận hành còn góp phần nâng cao giá trị của toà nhà.

2.1. Đảm bảo an toàn

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý vận hành tòa nhà chính là đem đến một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho tất cả mọi người đang sinh sống và làm việc trong tòa nhà.

Đội ngũ an ninh sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm soát an ninh tòa nhà như bảo vệ tài sản, quản lý hàng hóa ra vào, quản lý khách ra vào tòa nhà, xử lý sự cố an ninh,… Ngoài ra, đội ngũ này còn giúp cư dân phòng chống dịch bệnh như dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

2.2. Phòng tránh được rủi ro

Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình khách hàng, cư dân sử dụng tòa nhà. Khi đó, cần có bộ phận đảm nhiệm việc kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có khả năng xảy ra trong tòa nhà, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản.

Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà bao gồm vô số máy móc, thiết bị khác nhau, trong quá trình hoạt động chúng có nguy cơ gặp phải sự cố, ảnh hưởng đến quá trình vận hành tòa nhà. Lúc này đội ngũ quản lý vận hành tòa nhà sẽ phải xử lý, khắc phục sự cố nhanh chóng nhất có thể để ngăn nguy cơ xảy ra điều không mong muốn.

Đội ngũ vận hành tòa nhà cũng cần có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị trong tòa nhà nhằm tăng tuổi thọ sử dụng và tiết kiệm được chi phí sửa chữa khi có vấn đề phát sinh.

2.3. Nâng cao giá trị tòa nhà

Khâu quản lý vận hành tòa nhà không chỉ giúp cho an ninh chung và hệ thống kỹ thuật được đảm bảo tối đa, mà còn duy trì cảnh quan, chăm sóc không gian chung của tòa nhà.

Quản lý vận hành tòa nhà tốt giúp đảm bảo an ninh tuyệt đối, tăng tính chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ cho tòa nhà, từ đó giúp cho doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư nâng cao uy tín trong mắt khách hàng, đối tác.

3. Nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức quản lý vận hành tòa nhà

Công tác quản lý vận hành sẽ do ban quản lý tòa nhà đảm nhận. Ban quản lý phải thực hiện các hoạt động giám sát, kiểm tra, lập kế hoạch,… nhằm bảo trì, bảo dưỡng kịp thời, đảm bảo an ninh,… cho toà nhà.

3.1. Ai là người chịu trách nhiệm quản lý, vận hành tòa nhà

Ban quản lý sẽ có từng nhóm nhân sự phụ trách cho các mảng nhỏ của quản lý vận hành tòa nhà. Mỗi đội sẽ có quản lý riêng. Chịu trách nhiệm quản lý chung sẽ là Giám đốc Ban quản lý tòa nhà.

3.2. Nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức quản lý vận hành tòa nhà

Ban quản lý tòa nhà nói chung và từng cá nhân trong ban quản lý nói riêng cần phối hợp nhịp nhàng cùng nhau để hoàn thành các nhiệm vụ sau:

  • Giám sát an ninh, phòng cháy chữa cháy và các hệ thống an toàn khác.
  • Lập kế hoạch bảo trì tòa nhà thường xuyên và dịch vụ bảo vệ.
  • Đảm bảo khách thuê được cung cấp các tiện ích phù hợp.
  • Giám sát ngân sách bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà.
  • Giám sát nhà thầu và kiểm tra công việc đã hoàn thành.
  • Thuê nhân viên hoặc nhà thầu khi cần thiết để bảo trì, sửa chữa.
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên khi cần thiết.
  • Đánh giá hiệu suất của nhân viên và đưa ra phương án điều chỉnh hoặc đào tạo bổ sung để đảm bảo hoạt động của tòa nhà.
  • Giải quyết các khiếu nại, vấn đề yêu cầu từ người thuê.
  • Duy trì lưu trữ hồ sơ của khách thuê.
  • Kiểm tra tòa nhà thường xuyên để tìm dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn.

3.3. Yêu cầu về kiến thức, năng lực đối với người quản lý vận hành tòa nhà

Quản lý, vận hành tòa nhà là một công tác đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác, chuẩn chỉnh. Do đó, người quản lý và các cá nhân tham gia vào công tác này cần đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, năng lực và phẩm chất như sau:

  • Yêu cầu về kiến thức: Để giải quyết các vấn đề liên quan đến vận hành, quản lý tòa nhà, người quản lý vận hành tòa nhà phải có kiến thức đầy đủ về mọi vấn đề như vệ sinh, hành chính, quản lý tài chính, thông tin liên lạc, an ninh,… Kiến thức này là nền tảng cho người quản lý đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với tòa nhà, giúp cho tòa nhà luôn hoạt động hiệu quả và chất lượng.
  • Yêu cầu về năng lực, phẩm chất: Người quản lý vận hành tòa nhà phải có năng lực quản lý cao để xử lý được các đầu việc liên quan đến vận hành hệ thống kỹ thuật, triển khai công tác an ninh, dịch vụ vệ sinh, quản lý tài chính, hành chính, v.v… Đồng thời, cá nhân đó phải có phẩm chất tốt để đảm bảo thực hiện mọi công việc một cách công khai, minh bạch, trung thực và rõ ràng.

4. Những công việc của quản lý vận hành tòa nhà

Các đầu việc của quản lý vận hành tòa nhà liên quan phần lớn đến công tác quản lý tài chính, nhân sự, khách hàng, bảo trì bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật, máy móc trong tòa nhà.

4.1. Quản lý tài chính

Hàng tháng, khách hàng sử dụng tòa nhà đều đóng một khoản phí quản lý định kỳ. Phí này sẽ được giao cho ban quản lý để chi trả cho tiền điện, tiền nước chung, chi phí vệ sinh không gian chung như hành lang, sảnh, chi phí sửa chữa, lương nhân viên vệ sinh, lương bảo vệ,… Nhiệm vụ của ban quản lý là quản lý tài chính rạch ròi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong tòa nhà.

4.2. Quản lý nhân sự

Mỗi vị trí của mỗi tòa nhà sẽ cần đến số lượng nhân sự khác nhau. Ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm tuyển dụng và thực hiện chế độ thưởng – phạt hợp lý cho các nhân viên. Ngoài ra, cần giám sát hoạt động của nhân viên để đảm bảo họ thực hiện đúng yêu cầu công việc cũng nằm trong phạm vi nhiệm vụ của ban quản lý.

4.3. Quản lý khách hàng

Công việc quản lý khách hàng bao gồm xây dựng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng, giải quyết các yêu cầu của khách. Phần việc này cũng do ban quản lý tòa nhà đảm nhiệm. Mục tiêu là để giữ chân khách hàng, tăng mức độ hài lòng của khách trong khi vẫn không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư hoặc lợi ích chung của tòa nhà.

4.4. Quản lý vận hành, bảo trì hệ thống kỹ thuật

Trong một tòa nhà sẽ có nhiều hệ thống được lắp đặt gồm:

  • Hệ thống điều hòa không khí và thông gió, thang máy, máy phát điện, hệ thống điện nặng (tủ điện, ổ cắm, chiếu sáng…)
  • Hệ thống điện nhẹ (camera, CCTV, âm thanh P/A, mạng LAN, điện thoại, báo cháy…)
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Hệ thống bơm
  • Hệ thống đường ống
  • Hệ thống xử lý và cấp, thoát nước sinh hoạt
  • Hệ thống thiết bị vệ sinh

Các hệ thống kỹ thuật kể trên cần được vận hành đúng cách, bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên để luôn luôn ở trong tình trạng vận hành bình thường 24/7. Phần việc này cũng do ban quản lý thực hiện.

5. Quy trình quản lý vận hành tòa nhà

Mỗi một quy trình vận hành toà nhà, từ công tác đảm bảo an ninh, quản lý vệ sinh tòa nhà, giám sát vận hành kỹ thuật,… đều cần được thực hiện chuẩn chỉnh từng bước.

5.1. Quy trình triển khai công tác đảm bảo an ninh

Triển khai công tác đảm bảo an ninh bao gồm nhiều hạng mục cần được bảo vệ và giám sát, chẳng hạn như giám sát bên trong và ngoài tòa nhà, trông giữ phương tiện, kiểm soát tài sản – hàng hóa, hệ thống camera an ninh,…

Quy trình triển khai được tiến hành như sau:

  • Khảo sát chi tiết tổng thể tòa nhà kết hợp khảo sát an ninh khu vực. Tiếp đó nghiên cứu và lên kế hoạch triển khai cụ thể cho các hoạt động bảo vệ tòa nhà, vạch ra kế hoạch giám sát tất cả các lối ra vào tòa nhà.
  • Đánh giá thực trạng an ninh trong tòa nhà.
  • Đề xuất các phương án bảo vệ và bố trí nhân viên.
  • Lên kế hoạch triển khai công việc cụ thể ở từng chốt bảo vệ.
  • Xây dựng phương án dự phòng để phòng khi có sự cố xảy ra.

5.2. Quy trình quản lý vệ sinh tòa nhà

Việc vệ sinh tòa nhà cần được duy trì tiến hành hàng ngày hoặc định kỳ, do các tòa nhà thường xuyên có nhiều người qua lại. Trước khi triển khai dịch vụ cần phải thực hiện các công việc như sau:

  • Khảo sát thực tế từng hạng mục của tòa nhà và toàn bộ diện tích bề mặt của các hạng mục.
  • Đánh giá tình hình thực tế công tác vệ sinh của tòa nhà và lên kế hoạch vệ sinh cho từng hạng mục cụ thể.
  • Triển khai thực hiện công tác vệ sinh ở từng hạng mục.
  • Xây dựng thêm các phương án hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo hiệu quả công việc.

5.3. Quy trình giám sát, vận hành kỹ thuật của tòa nhà

Đầu việc này liên quan tới công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống các trang thiết bị trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, PCCC,… Quy trình triển khai kế hoạch như sau:

  • Khảo sát toàn bộ hệ thống trang thiết bị tòa nhà nhằm phục vụ cho công tác vận hành tòa nhà.
  • Đánh giá thực trạng của từng thiết bị và cả hệ thống, tìm cách khắc phục những sự cố đã có từ trước.
  • Đưa ra kế hoạch vận hành cụ thể cho toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà đồng thời đảm bảo tối đa sự an toàn.
  • Lên các phương án giải quyết khi có sự cố xảy ra trong hệ thống thiết bị kỹ thuật.

5.4. Quy trình triển khai công tác quản lý tài chính

Các hoạt động tài chính trong tòa nhà có được diễn ra minh bạch, hợp lý và công khai hay không đều phụ thuộc vào quy trình triển khai công tác quản lý tài chính. Quy trình này được thực hiện cụ thể như sau:

  • Xây dựng và triển khai quy trình thu tài chính.
  • Xây dựng và triển khai quy trình chi quỹ tiền mặt.
  • Xây dựng quy trình báo cáo kế hoạch thu chi thường kỳ và định kỳ.
  • Có kế hoạch chi tiết để phối hợp hỗ trợ giữa các bộ phận để đảm bảo công tác quản lý tài chính.

5.5. Quy trình triển khai công tác quản lý hành chính

Mỗi tòa nhà đều không thể hoạt động mà thiếu đi khâu quản lý hành chính. Quy trình triển khai công tác quản lý hành chính như sau:

  • Xây dựng quy trình chuẩn trong việc tiếp nhận, chuyển nhận thư tín, chứng từ, văn bản.
  • Xây dựng quy trình tiếp nhận và phản hồi ý kiến khách hàng.
  • Xây dựng quy trình triển khai báo cáo tổng kết định kỳ, báo cáo hàng tháng, hàng quý.
  • Có kế hoạch chi tiết để phối hợp hỗ trợ giữa các bộ phận để đảm bảo công tác quản lý tài chính.

5.6. Quy trình quản lý khách hàng

Lượng khách hàng rất đông và đa dạng của các tòa nhà cao tầng hiện nay đòi hỏi ban quản lý xây dựng một quy trình quản lý khách hàng phù hợp, giúp việc quản lý và kiểm soát khách hàng được hiệu quả hơn.

Cần có sự khéo léo, chuyên nghiệp trong khâu quản lý khách hàng nhằm giúp khách hàng hài lòng tối đa, đồng thời đảm bảo được vấn đề an ninh trật tự trong tòa nhà. Quy trình quản lý khách hàng cụ thể như sau:

  • Lập danh sách khách hàng cần quản lý, loại bỏ những khách hàng cũ không còn sử dụng dịch vụ và bổ sung thêm khách hàng mới.
  • Tiếp nhận ý kiến đóng góp đồng thời giải quyết tất cả mọi thắc mắc của khách hàng.
  • Đón tiếp và hướng dẫn khách hàng khi tới làm việc, thăm hỏi tại tòa nhà.
  • Lên kế hoạch phối hợp với bộ phận an ninh để đảm bảo công tác an ninh, trật tự tại tòa nhà.

5.7. Quy trình triển khai công tác nhân sự

Muốn hoạt động vận hành tòa nhà đạt được sự chuyên nghiệp và chất lượng cao, nhân sự phải được đào tạo bài bản và đầy đủ. Chính vì thế, cần có giải pháp về quản lý, kế hoạch đào tạo nhân sự để đáp ứng tốt các yêu cầu trong công việc. Quy trình cụ thể như sau:

  • Xây dựng kế hoạch và phương án tuyển dụng, đào tạo nhân sự nhằm đáp ứng cho nhu cầu của tòa nhà.
  • Xây dựng hệ thống quản lý, và phân phối hợp lý nguồn nhân sự cho từng bộ phận.
  • Xây dựng kế hoạch phối hợp hỗ trợ giữa các bộ phận để thực hiện công việc được hiệu quả hơn.

5.8. Quy trình triển khai công tác quản lý các nhà thầu

Trong quá trình vận hành tòa nhà, có khá nhiều hạng mục công việc mà ban quản lý cần phải thuê các nhà thầu bên ngoài thực hiện. Để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên, đồng thời, đảm bảo chất lượng công việc của nhà thầu đó ở từng hạng mục, ban quản lý cần có một quy trình triển khai công tác quản lý các nhà thầu với một số đầu việc cơ bản như sau:

  • Tiếp nhận ý kiến chung của cư dân và của tập thể để lên kế kế hoạch phát triển nhà thầu.
  • Xây dựng kế hoạch mời thầu chi tiết.
  • Xây dựng hoạch quản lý các nhà thầu.
  • Xây dựng kế hoạch thu phí nhà thầu.

5.9. Quy trình lập báo cáo

Từng bộ phận và nhân viên trong mỗi bộ phận đó có trách nhiệm báo cáo trước ban quản lý tòa nhà hoặc cư dân theo các mốc thời gian hoặc theo định kỳ. Ban quản lý lấy báo cáo đó làm cơ sở kiểm tra đánh giá kết quả công việc. Có thể thực hiện báo cáo hàng ngày, báo cáo hàng tuần, báo cáo hàng tháng, báo cáo hàng quý và báo cáo hàng năm.

6. 6 lưu ý để quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả

Có một số tiêu chí nhất định mà ban quản lý cần hướng tới khi xây dựng kế hoạch và thực thi công tác vận hành tòa nhà. Trong đó, tính khoa học, chuyên nghiệp trong hoạt động vận hành, sự đồng bộ giữa các bộ phận trong ban quản lý là điều quan trọng góp phần quyết định tới hiệu quả của công tác nói trên.

  • Cần xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động cho cả hệ thống một cách khoa học, tối ưu. Kế hoạch tốt thì toàn bộ tòa nhà sẽ vận hành hiệu quả, thống nhất, kế hoạch không tốt thì khi tòa nhà vận hành sẽ xảy ra trục trặc, vấn đề ngoài ý muốn.
  • Xây dựng giải pháp thực hiện công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng và cả chủ đầu tư. Nếu cả hai bên đều hài lòng thì mọi hoạt động của tòa nhà cũng sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
  • Xây dựng giải pháp và đảm bảo sự phối hợp, đồng bộ nhịp nhàng giữa các cấp nhân viên. Các phòng ban, bộ phận kết hợp hài hòa thì tổng thể hoạt động của hệ thống cũng sẽ trơn tru hơn, tránh sự thiếu kết nối giữa bên này với bên nọ dẫn đến bất hợp lý và thiếu sót trong quá trình thực hiện công việc.
  • Ứng dụng công nghệ, phần mềm quản lý tiên tiến vào vận hành tòa nhà. Công nghệ hiện đại sẽ góp phần giảm sức người, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.
  • Thực hiện vận hành tòa nhà đúng theo quy định của pháp luật. Điều 105 Luật nhà ở 2014 
  • Cân nhắc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chuyên nghiệp. Đơn vị cung cấp dịch vụ càng uy tín, chất lượng thì công tác quản lý vận hành tòa nhà sẽ diễn ra càng hiệu quả và nhanh chóng.

7. Blue Diamond – Quản lý tận tâm, nâng tầm giá trị

Hiện nay, Blue Diamond là đơn vị cung cấp giải pháp quản lý, vận hành tòa nhà uy tín hàng đầu Việt Nam với trên 13 năm kinh nghiệm. 

Với phương châm “Quản lý tận tâm, nâng tầm gía trị”, Blue Diamond cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà tổng thể, đạt chất lượng. Giá dịch vụ của đơn vị luôn minh bạch, hợp lý, tương xứng với chất lượng.

Blue Diamond cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành tòa nhà hiệu quả và chất lượng, với đội ngũ nhân viên cán bộ tận tâm, tận tình, giỏi nghề và giàu kinh nghiệm. Các nhân viên đều được đào tạo bài bản và đầy đủ về nghiệp vụ quản lý, vận hành tòa nhà, đi kèm với đó là năng lực và phẩm chất tốt.

Blue Diamond cam kết luôn minh bạch về chi phí và xử lý các vấn đề liên quan một cách chuyên nghiệp. Đơn vị luôn đưa ra mức giá hợp lý, tương xứng với chất lượng dịch vụ và là mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường hiện tại.

Vận hành tòa nhà là công tác góp phần quan trọng vào việc đảm bảo sự an toàn và duy trì, nâng cao giá trị của toà nhà. Đã nắm được vận hành tòa nhà là gì? Vì vậy, chủ đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý các tòa nhà nên lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ vận hành tòa nhà uy tín và chuyên nghiệp như Blue Diamond để yên tâm hơn về hiệu quả công việc.

 

Tổ chức diễn tập PCCC tại chung cư Thuỷ Lợi 4

Theo kế hoạch định kỳ hằng năm, các Ban quản lý vận hành chung cư Blue Diamond sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để diễn tập PCCC và cứu nạn cứu hộ cho cộng đồng cư dân nhằm giúp cho cư dân không chỉ có kiến thức về công tác PCCC mà còn biết sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC tại chỗ.

Diễn tập PCCC tại Chung cư Thủy Lợi 4

Vừa qua ngày 21/11/2021 tại Chung cư Thủy Lợi 4,  Ban quản lý Công ty Blue Diamond cùng Ban Quản Trị Chung cư Thủy Lợi 4 phối hợp với cán bộ của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Bình Thạnh đã tổ chức huấn luyện và diễn tập PCCC nội bộ nhằm trang bị các kiến thức về thiết bị PCCC của tòa nhà, quy trình xử lý tín hiệu báo cháy và kỹ năng, kiến thức PCCC:

  • Hướng dẫn các bộ phận trong BQL phân biệt và sử dụng các bình chữa cháy cũng như tiến hành diễn tập các phương án PCCC khác.
  • Trang bị thêm những kỹ năng thực tế để bình tĩnh đối mặt, hỗ trợ cư dân khi có sự cố xảy ra.

Một số hình ảnh thực tế ghi nhận tại buổi diễn tập :