Blue Diamond

Công ty cổ phần Kim Cương Xanh (Blue Diamond) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quản lý kỹ thuật, môi giới bất động sản và các dịch khác, phục vụ nhu cầu cuộc sống của Quý khách hàng.

Vi bằng là gì? Có nên mua nhà vi bằng không?

Tranh chấp trong mua nhà vi bằng hiện nay có xu hướng gia tăng. Việc mua bán, chuyển nhượng BĐS nhà ở thường phải được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp chuyển nhượng bằng cách lập vi bằng khiến quyền lợi không được đảm bảo. Vậy vi bằng là gì? Bài viết này sẽ thông tin đến các vấn đề pháp lý xoay quanh việc mua nhà vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập; ghi nhận hành vi, sự kiện được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác. Đơn giản hơn, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản gồm hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về sự kiện, hành vi lập vi bằng do thừa phát lại chứng kiến. Đây sẽ là chứng cứ trước Tòa nếu đôi bên phát sinh tranh chấp.

Đặc điểm của vi bằng là gì?

  • Là kết quả của quá trình quan sát trực quan; được phản ánh lại một cách trung thực, khách quan trong một văn bản do thừa phát lại lập;
  • Hình thức của vi bằng là văn bản, do chính thừa phát lại lập. Họ không được phép ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay;
  • Vi bằng ghi nhận các hành vi, sự kiện do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;
  • Lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của pháp luật; về cả nội dung và hình thức của văn bản;
  • Vi bằng được thừa phát lại lập theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật; mới được xem là chứng cứ và có giá trị minh chứng;
  • Có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ lưu trữ, theo dõi vi bằng phải tuân thủ theo các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Nhà vi bằng có làm sổ được không?

Theo điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

“ 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  1. a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực; trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Theo đó, vi bằng chỉ xác nhận có xảy ra giao dịch trên thực tế; có giá trị là minh chứng để giải quyết khi xảy ra tranh chấp; mà không có giá trị pháp lý. Vì thế, công chứng vi bằng không làm được sổ (hoặc không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); không có quyền sử dụng với phần tài sản đã bỏ tiền ra mua; việc sửa chữa, xây cất, chuyển nhượng, thế chấp nhà đều không được phép.

Do đó, giao dịch nhà đất bằng vi bằng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao; và thường thiệt hại nhiều hơn cho bên mua. Đây cũng là câu trả lời cho những ai thắc mắc: “Có nên mua nhà vi bằng không?”. Trong trường hợp nhất định phải thực hiện mua bán qua vi bằng; thì người mua cần tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng; tốt nhất là tham vấn bên các cơ quan luật để hạn chế tối thiểu rủi ro, tranh chấp nếu xảy ra.

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng là gì trong trường hợp bắt buộc?

Khi thực hiện mua bán nhà đất qua vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận giấy tờ, tiền bạc, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp pháp được công nhận.

Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm mua nhà vi bằng là gì; thủ tục công chứng vi bằng cần phải hiểu trước tiên nhằm tránh những rủi ro về mặt pháp lý.

Vi bằng được lập thành 3 bản chính, gồm:

  • Bản giao người yêu cầu.
  • Bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh.
  • Bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Pháp luật.

Vi bằng được tiến hành đăng ký tại Sở Tư Pháp sẽ được coi là hợp lệ. Thời hạn kể từ ngày nhận được vi bằng không quá 2 ngày. Sở Tư Pháp sẽ vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu nhận thấy việc lập vi bằng không thuộc phạm vi lập vi bằng; không đúng thẩm quyền. Việc từ chối sẽ được thông báo ngay bằng văn bản cho văn phòng Thừa phát lại.

Đánh giá tính đúng sai của việc mua nhà qua công chứng vi bằng nhà đất là gì?

Thừa phát lại theo quy định không được Nhà nước trao quyền công chứng. Do đó, những thuật ngữ như  “Công chứng thừa phát lại”; hay “Vi bằng công chứng Thừa phát lại” không đúng pháp lý, trái pháp luật. Người bán thường dùng các từ sai này nhằm mục đích thuyết phục khách hàng; rằng nhà, đất đó đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý.

Theo quy định, Thừa phát lại bao gồm những việc như sau:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Cơ quan thi hành án, Tòa án
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án; quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Trên đây là nội dung chia sẻ về kiến thức xung quanh và khái niệm vi bằng là gì? Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ về hình thức mua nhà này; cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nên mua nhà vi bằng không nhé!

 

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*