Blue Diamond

Công ty cổ phần Kim Cương Xanh (Blue Diamond) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quản lý kỹ thuật, môi giới bất động sản và các dịch khác, phục vụ nhu cầu cuộc sống của Quý khách hàng.

Category Archives: Kinh nghiệm quản lý tòa nhà

15 lỗi cơ bản thường xảy ra với thang máy và cách khắc phục

Nếu là một người thường xuyên sử dụng thang máy, chắc chắn rằng đã có lúc bạn phải đối diện với những sự cố thang máy khiến bạn không khỏi thót tim. Nhưng đừng lo, sau bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn 15 lỗi cơ bản khiến thang máy gặp sự cố và cách khắc phục.

1. Mất tín hiệu điều khiển trong bảng điều khiển.

Nguyên nhân: Côn trùng vào trong phòng máy, hố pít, cắn đứt dây tín hiệu.

Cách khắc phục: Không sử dụng thang máy khi thang mất tín hiệu điều khiển, ngay lập tức gọi nhân viên cứu hộ thang máy đến cứu hộ.

2. Thang máy bị lỗi đóng mở cửa.

Nguyên nhân: Do vật thể cứng bằng kim loại, đá, sỏi, hạt hoa quả lọt vào khe cửa thang máy.

Cách khắc phục: Thử nhấn nút mở cửa trên bảng điều khiển thang máy trong cabin một vài lần, quan sát khe cửa thang máy xem có bị kẹt bởi kim loại, đá, sỏi, hạt hoa quả hay không và tìm cách loại bỏ nguyên nhân gây kẹt cửa thang máy.

3. Nút bấm trên bảng điều khiển không nhạy.

Nguyên nhân: Tiếp điểm điện cửa tầng không được vệ sinh thường xuyên, tiếp xúc không tốt, bụi bẩn.

Cách khắc phục: Thử nhấn các nút điều khiển, nếu thang vẫn không hoạt động, nhanh chóng liên lạc với nhân viên bảo trì thang máy đến kiểm tra, khắc phục.

4. Thang máy kêu, hoạt động không êm ái.

Nguyên nhân: Thang máy không được bảo trì, thay dầu ray, dầu cáp thường xuyên…

Cách khắc phục: Lựa chọn chế độ bảo trì thang máy phù hợp với tuổi thọ, tần suất sử dụng thang máy.

5. Thang máy bị lỗi sau một thời gian hoạt động.

Nguyên nhân: Phòng máy quá nóng, không đảm bảo điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất.

Cách khắc phục: Đảm bảo điều kiện làm việc cho thang máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo trì thang máy định kỳ.

6. Thang máy không hoạt động sau khi mất điện.

Nguyên nhân: Do đảo pha từ nguồn vào khi sửa chữa điện.

Cách khắc phục: Liên hệ với đội ngũ nhân viên bảo trì thang máy đến đảo pha nguồn điện cho thang máy.

7. Bị nhiễm điện, bị điện giật.

Nguyên nhân: Thiết bị điện – điện tử bị ẩm, cabin bị ẩm ướt hoặc do thời tiết, cách điện không tốt, nối đất không hoạt động.

Cách khắc phục: Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi bị nhiễm điện, nhanh chóng gọi nhân viên cứu hộ đến kiểm tra và khắc phục.

8. Bộ phận cứu hộ thang máy không hoạt động khi mất điện.

Nguyên nhân: Khách hàng tự cứu hộ không đúng cách, đúng quy trình hoặc lỗi kỹ thuật.

Cách khắc phục: Không sử dụng thang máy khi cứu hộ thang máy không hoạt động, liên hệ ngay với nhân viên bảo trì để được hướng dẫn.

9. Dừng tầng không chính xác.

Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên, xung nhiễu, dừng tầng không chính xác.

Cách khắc phục: Bảo trì thang máy định kỳ.

10. Ắc quy hỏng sau một thời gian sử dụng.

Nguyên nhân: Ít sử dụng, do lão hóa, hoặc hết hạn sử dụng.

Cách khắc phục: Thay ắc quy mới.

11. Thang hoạt động có tiếng kêu bất thường.

Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên nên cáp của phanh cơ bị dài ra.

Cách khắc phục: Cắt cáp phanh cơ và bảo trì định kỳ.

12. Cửa A, V, H kêu to.

Nguyên nhân: Do va đập khi sử dụng cửa chuyển động dẫn đến sai lệch cơ khí.

Cách khắc phục: Điều chỉnh lại cửa theo thông số của nhà sản xuất.

13. Bóng đèn cháy nhanh.

Nguyên nhân: Rung, tắt bật nhiều, điện áp không ổn định.

Cách khắc phục: Thay bóng đèn mới, sử dụng bộ ổn áp cho thang máy.

14. Hố PIT bị ngấm nước.

Nguyên nhân: Do thời tiết, nước tràn vào trong phòng máy, hệ thống chống thấm hố PIT thiết kế không đúng tiêu chuẩn.

Cách khắc phục: Thiết kế chống thấm cho hố pit thang máy theo tiêu chuẩn, phòng máy phải có mái che để ngăn nước tràn vào bên trong giếng thang và phòng máy.

15. Thang máy hoạt động bị giật, tăng tốc, giảm tốc không ổn định.

Nguyên nhân: Tang, thắng không được bảo dưỡng, động cơ, nguồn điện không ổn định, hết dầu ray.

Cách khắc phục: Điều chỉnh tang, thắng, bảo dưỡng động cơ, thiết kế bộ ổn áp cho thang máy, đổ dầu ray.

 

“RẮC RỐI” PHÁP LÝ Ở QUY ĐỊNH NUÔI CHÓ MÈO TRONG CHUNG CƯ

Tranh cãi về việc có cho phép nuôi chó mèo, chim… trong chung cư hay không tại một số chung cư cao cấp ở TPHCM vẫn chưa có hồi kết. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn còn xuất phát từ các quy định hiện hành, còn có những điểm mờ.

Cụ thể, theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, tại Điều 35 đề cập về các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư, cấm “Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư” (Khoản 3).

Giải thích về từ ngữ “gia súc, gia cầm”, Luật Chăn nuôi tại Điều 2 cho rằng: Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi (Khoản 5).

Gia súc là các loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi (Khoản 6).

Gia cầm là các loài động vật có 2 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi (Khoản 7).

Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Tuy nhiên, trong Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, tại Phụ lục II được ban hành kèm theo, thì chó, mèo được xếp vào loại động vật khác.

Điều này được Bộ Xây dựng trong văn bản số 176/BXD-QLN ban hành ngày 18.1.2021 khẳng định lại một lần nữa: Chó, mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm, do đó việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định.

Tuy nhiên cũng tại văn bản này, Bộ Xây dựng cho rằng tại mỗi nhà chung cư thì các chủ sở hữu, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua để bảo đảm việc sử dụng nhà chung cư an toàn, văn minh.

Thế nhưng tại điểm này lại có những tình huống phát sinh. Đó là, đối với những chung cư đã tổ chức xong Hội nghị nhà chung cư và bầu xong Ban quản trị chung cư, trong đó cư dân bỏ phiếu đồng tình cho việc được nuôi chó, mèo, chim trong chung cư hay không, thì vấn đề đã trở nên rõ ràng và chỉ việc thực hiện theo kết quả bỏ phiếu được định chế hóa bằng quy định, nội quy tại chung cư.

Song trên thực tế tại TPHCM, không ít chung cư đã đưa vào vận hành chính thức vài năm, nhưng vẫn chưa thể tiến hành Hội nghị nhà chung cư, kéo theo chưa có quy chế chính thức của chung cư cũng như bộ máy Ban quản trị. Trong trường hợp này, các hành vi được cho phép hay cấm tại chung cư (trong đó có việc nuôi chó, mèo, chim…) sẽ phải thực hiện theo quy định hay nội quy nào, do ai ban hành… vẫn đang là khoảng mờ.

Thậm chí, một số chung cư đang trong tình trạng chưa thể tổ chức Hội nghị nhà chung cư, chưa thành lập Ban quản trị, nhưng trong hợp đồng mua bán nhà giữa chủ đầu tư với khách hàng (cư dân) có quy định cấm nuôi chó, mèo trong nhà chung cư. Tuy nhiên, nhiều cư dân vẫn phớt lờ không chấp hành theo điều khoản này trong hợp đồng.

Việc nuôi thú cưng được quy định ra sao?

Nhiều chung cư khác cũng không phải là nơi lý tưởng cho chó mèo khi có các quy định hạn chế thú cưng. Trường hợp phát hiện cư dân nuôi không đúng quy định, ban quản lý chung cư sẽ nhắc nhở, lập biên bản hoặc thậm chí khóa thẻ thang máy của căn hộ.

Nhiều chung cư có quy định cấm nuôi thú cưng rất nghiêm ngặt.

Với trường hợp ngược lại, thì vẫn có nhiều nơi khác lại là địa chỉ thân thiện với người nuôi chó mèo nhưng kèm theo đó là  những quy định chặt chẽ.

Quy định rọ mõm cho chó khi ra ngoài là quy định bắt buộc

Điểm chung của các chung cư là yêu cầu cư dân phải đăng ký vật nuôi với ban quản lý; không thả rông chó, mèo; thú cưng phải đặt trong giỏ/lồng hoặc có dây xích và rọ mõm khi di chuyển cùng với chủ vật nuôi; không để mùi, âm thanh, lông và chất thải của thú cưng làm ảnh hưởng các cư dân khác; đảm bảo có sổ sức khỏe của thú cưng với thông tin vaccine tiêm chủng định kỳ đầy đủ.

Theo: Lao động.vn