Blue Diamond

Công ty cổ phần Kim Cương Xanh (Blue Diamond) được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quản lý kỹ thuật, môi giới bất động sản và các dịch khác, phục vụ nhu cầu cuộc sống của Quý khách hàng.

Monthly Archives: Tháng Mười Một 2021

Mua chung cư trả góp: Nên hay không nên?

Mua chung cư trả góp hiện đang là một sự lựa chọn thịnh hành đối với những gia đình trẻ. Nhất là đối với những gia đình trẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Chính vì lẽ đó, rất nhiều câu hỏi nảy sinh xoay quanh vấn đề mua chung cư trả góp. Vậy thì lợi ích kinh tế của việc mua nhà chung cư trả góp có thật sự đáng mong đợi? Và ta cần phải lưu ý điều gì khi mua căn hộ chung cư trả góp? Hãy cùng chúng tôi  tìm ra câu trả lời thông qua bài viết sau đây:

Mua chung cư trả góp là như thế nào?

Mua chung cư trả góp có bản chất tương tự như việc mua nhà trả góp giá rẻ.  Hiện nay, các chủ đầu tư có xu hướng bán căn hộ chung cư dưới hình thức trả góp. Khi khách hàng chọn mua căn hộ trả góp theo chính sách của chủ đầu tư: Khách hàng sẽ không phải thanh toán một lần toàn bộ giá trị căn hộ. Thay vào đó, họ chỉ phải thanh toán một phần giá trị căn hộ tối thiểu 30% vào lúc ban đầu. Và các tổ chức tín dụng, ngân hàng liên kết với công ty chủ đầu tư sẽ cho họ vay phần tiền còn lại.

Phần tiền được trả góp sẽ được thanh toán như thế nào khi mua chung cư trả góp?

Như vậy, đối với phương án mua chung cư trả góp: Phần tiền được ngân hàng cho vay sẽ được trả góp hàng tháng cho ngân hàng. Số tiền mà người mua phải thanh toán bao gồm cả gốc và lãi theo thỏa thuận giữa ba bên.

Vì sao phương án mua chung cư trả góp được nhiều người lựa chọn?

Trong thời buổi hiện đại, mọi thứ đều phát triển dẫn đến “đất chật người đông”. Việc tìm kiếm một nơi ở có vị trí đẹp, an ninh là mong muốn chung của nhiều người. Tuy nhiên với thu nhập còn hạn chế của nhiều gia đình trẻ thì mong muốn này không dễ thực hiện. Bởi sẽ rất khó mua được nhà có vị trí đẹp trong thời buổi “tấc đất tấc vàng”. Phương án mua chung cư trả góp ra đời như một giải pháp dành cho vấn đề nan giải này.

Mua chung cư trả góp là phương án có những điểm cộng nào?

  • Những dự án mua chung cư trả góp thường có vị trí đẹp. Thuận tiện cho việc đi lại đối với những ai đang đi làm, đi học. Vị trí gần trung tâm nên sẽ được hưởng nhiều tiện ích: Chợ búa; Trung tâm thương mại; Bệnh viện; Trường học;…
  • Nhiều dự án mua chung cư trả góp bao gồm hệ thống tiện ích nội khu và hệ thống an ninh. Nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người mua. Có thể sẽ có phòng tập gym, hồ bơi, công viên sinh hoạt,…
  • Mua chung cư trả góp mang lại giải pháp tối ưu về mặt tài chính. Người mua không cần phải xoay sở, gom góp một số tiền quá lớn để có được nơi ở mong muốn.

Phân tích ưu và nhược điểm của loại hình chung cư trả góp

Ưu điểm khi mua chung cư trả góp

Nâng cao chất lượng cuộc sống mà không bị giới hạn về mặt tài chính

Đối tượng chính mà chủ đầu tư của các căn hộ chung cư trả góp hướng đến là ai? Đó là những cặp vợ chồng trẻ với mức thu nhập hạn chế nhưng có nhu cầu mua nhà ở để ra riêng. Thông thường, những hộ gia đình này sẽ có mức thu nhập hàng tháng rơi vào tầm 10-30 triệu. Trừ đi sinh hoạt phí hàng tháng của cả gia đình sẽ tiết kiệm được tầm 10-15 triệu.

Nếu gia đình này muốn ra riêng thì việc sở hữu một căn nhà dưới mặt đất không hề khả thi. Bởi mức giá của những căn nhà như vậy có thể lên đến vài chục tỷ. Một giải pháp khác có thể suy xét là mua nhà chung cư tại trung tâm thành phố. Nhưng một căn hộ chung cư ở các thành phố lớn cũng có mức giá từ 2-4 tỷ. Làm một phép toán đơn giản, với số tiền tiết kiệm đó: Để mua được nhà chung cư tại trung tâm thành phố. Gia đình đó phải mất 10-20 năm phấn đấu dành dụm. Đây quả là một khoản thời gian khá dài.

Việc mua chung cư hình thức trả góp sẽ giúp các gia đình có thể rút ngắn quy trình. Thay vì dành dụm đủ tiền mới có thể có được nơi ở tốt. Thì với phương án này, các gia đình chỉ mất từ 1-2 năm để chờ dự án hoàn tất và bàn giao. Với một mức phí thanh toán ban đầu cần bỏ ra chỉ chiếm khoảng 30% giá trị của căn hộ chung cư. Vậy là đã có thể dọn vào ở và tận hưởng những tiện ích trong căn hộ.

Mở ra cơ hội đầu tư làm giàu nhanh chóng

Mua chung cư trả góp còn mở ra con đường đầu tư làm giàu béo bở. Nhất là đối với những người nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội và có máu kinh doanh. Một lưu ý khi muốn đầu tư vào loại hình chung cư trả góp là nó sẽ tăng giá theo tiến độ hoàn thành. Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội béo bở với những ai muốn đầu tư vào nó theo dạng lướt sóng. Tức nghĩa là sẽ bỏ ra số tiền ban đầu để đặt mua và sang tay lại khi được giá. Hình thức mua chung cư trả góp sẽ giúp người đầu tư tận dụng được nguồn vốn từ ngân hàng.

Ngoài ra, người mua căn hộ hình thức trả góp còn được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ phía ngân hàng. Mức lãi suất ưu đãi này sẽ dao động ở khoảng 6,5-7,5% trong những năm đầu tiên. So với mức lãi suất khi phải đi vay những nguồn tiền bên ngoài là rất rẻ.

Được hỗ trợ tối đa trong quá trình mua bán

Khi lựa chọn mua chung cư từ những công ty chuyên về lĩnh vực chung cư và nhà ở. Khách hàng sẽ được hỗ trợ tối đa bởi những nhân viên được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm. Công ty cũng sẽ có những gói ưu đãi cũng như chương trình tri ân nhằm thu hút khách hàng. Chính vì vậy mà quy trinh mua bán sẽ diễn ra vô cùng suôn sẻ, thuận lợi.

Nhược điểm và một vài hạn chế khi mua chung cư trả góp

Việc trả lãi hàng tháng cũng sẽ gây nhiều áp lực về kinh tế cho bạn. Và khi hết thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi thì phải chịu mức lãi suất thả nổi. Tốt nhất, bạn và gia đình nên lên kế hoạch tài chính để có thể thanh toán một cách nhanh chóng nhất.

Ngoài ra, khi lựa chọn mua chung cư thanh toán trả góp: Cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủ đầu tư cũng như tiềm năng của dự án. Bởi vì thị trường vẫn còn tồn tại một số công ty không uy tín. Nếu không tìm hiểu kỹ, bạn có thể sẽ bị lừa hoặc không được giao nhà đúng hạn theo thỏa thuận.

Lời khuyên nào dành cho những khách hàng lựa chọn mua căn hộ trả góp

Nếu là lần đầu tiên đến với sự lựa chọn mua chung cư trả góp. Chắc hẳn là ai cũng sẽ có sự lúng túng cũng như băn khoăn nhất định về phân khúc này. Với vai trò là một chuyên trang về bất động sản, Blue Diamond sẽ có những lưu ý nào dành cho bạn?

Bạn cần phải tự đánh giá được khả năng tài chính cá nhân của mình

Khả năng tài chính cá nhân quyết định khả năng chi trả của gia đình bạn. Khả năng tài chính cá nhân sẽ bao gồm: Mức thu nhập hàng tháng; Khả năng cân đối thu chi của gia đình bạn; Tiền tiết kiệm; Mức hỗ trợ có thể nhận được từ gia đình và bạn bè.

Blue Diamond khuyên bạn chỉ nên lựa chọn vay tối đa là 50% giá trị chung cư trả góp. Đồng thời, số tiền trả góp không nên vượt quá số tiền có thể tiết kiệm hàng tháng. Sở dĩ lựa chọn như vậy là nhằm đảm bảo được khả năng chi trả tiền gốc và lãi suất cho ngân hàng.

Ngoài ra, khi quyết định lựa chọn mua căn hộ trả góp cũng cần lưu ý lãi suất ngân hàng: Bao gồm lúc ưu đãi và sau ưu đãi. Như vậy sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị cũng như lên kế hoạch tiết kiệm hợp lý.

Xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn chủ đầu tư và ký kết hợp đồng

Lựa chọn được chủ đầu tư uy tín là điều vô cùng quan trọng khi chọn mua căn hộ trả góp. Bởi cho đến hiện nay, rất nhiều những rủi ro đã xảy ra vì gặp chủ đầu tư không uy tín: Dự án không thể hoàn công; Công ty chủ đầu tư không giao nhà đúng hạn theo thỏa thuận; Nhà có chất lượng bàn giao không đúng với mẫu;…

Ngoài ra, trước khi đặt bút ký kết hợp đồng: Khách hàng cũng cần phải xem kỹ các điều khoản. Phải đảm bảo mọi thông tin, điều khoản trong bản hợp đồng đều minh bạch, rõ ràng. Các thông tin cần được nắm rõ bao gồm: Giá trị căn hộ; Mức vay ngân hàng; Phí đóng đã gồm lãi suất hàng tháng; Các chi phí phát sinh cần thanh toán nếu có; Tiến độ thanh toán theo thời gian và tiến độ dự án.

 

Những vấn đề về hội nghị nhà chung cư mà bạn cần biết

Hiện nay, chung cư là một loại hình đang được khá nhiều người lựa chọn. Một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân cùng với ban quản lý chính là hội nghị nhà chung cư. Hãy cùng Blue Diamond  tìm hiểu kỹ hơn về hội nghị này qua bài viết sau đây nhé!

1. Hội nghị tòa nhà chung cư là gì?

Hội nghị tòa chung cư là một cuộc họp giữa chủ sở hữu và những cư dân đang sinh sống ở chung cư. Tại hội nghị này, mọi người sẽ thảo luận về những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của tòa chung cư.

Hội nghị nhà chung cư được chia thành 3 hình thức như sau:

  • Hội nghị lần đầu: tiến hành trong vòng 12 tháng, kể từ ngày chung cư chính thức đi vào hoạt động và đã hoàn thành bàn giao ít nhất 50% số căn hộ của tòa nhà.
  • Hội nghị thường niên: tổ chức hằng năm khi có ít nhất 30% đại diện căn hộ đã nhận bàn giao tham dự hoặc có số lượng ít hơn do các chủ sở hữu thống nhất.
  • Hội nghị bất thường: được tổ chức khi có thay đổi về mặt nhân sự hoặc các chi phí dịch vụ được điều chỉnh.

2. Những người được tham dự hội nghị tòa nhà chung cư

2.1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 02/2016/TT-BXD, trong trường hợp này, những người tham gia vào hội nghị nhà chung cư gồm:

  • Đại diện chủ sở hữu chung cư
  • Người sử dụng căn hộ chung cư
  • Đại diện Ủy ban nhân dân cấp phường

2.2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Khoản 2 Điều 16 Thông tư 02/2016/TT-BXD và Khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD quy định như sau:

– Đối với hội nghị lần đầu, thành phần tham gia sẽ bao gồm:

  • Đại diện chủ đầu tư
  • Đại diện căn hộ đã bàn giao
  • Đại diện Ủy ban nhân dân phường.

– Đối với hội nghị thường niên hoặc bất thường, thành phần tham dự sẽ gồm có:

  • Đại diện chủ đầu tư
  • Đại diện căn hộ đã bàn giao
  • Đại diện đơn vị quản lý tòa nhà
  • Đại diện Ủy ban nhân dân phường.

3. Hội nghị nhà chung cư được tổ chức theo quy trình nào?

Hội nghị tòa chung cư sẽ được tiến hành theo quy trình như sau:

  • Xác định thành phần tham dự

Đây là một bước cực kỳ quan trọng, giúp cho hội nghị có thể diễn ra thành công. Người chủ trì hội nghị cần phải lập một danh sách tham dự chi tiết để tránh trường hợp số lượng không đạt yêu cầu.

  • Ban quản lý tòa nhà triển khai nội dung công tác

Các báo cáo, tổng kết nhiệm kỳ trước và công tác của nhiệm kỳ sau cần phải chính xác và ngắn gọn để những người tham gia có thể dễ dàng nắm bắt.

  • Nhận những góp ý của cư dân

Mọi cư dân tham gia hội nghị đều có quyền phát biểu. Những ý kiến này sẽ được ban quản lý tòa nhà giải đáp và ghi chép lại cụ thể.

Cư dân đóng góp ý kiến khi tham gia hội nghị tòa nhà

  • Tổng kết lại nội dung

Ban quản lý tòa nhà tổng kết lại chương trình và bế mạc hội nghị.

4. Những vấn đề được quyết định trong hội nghị nhà chung cư

Hội nghị tòa nhà được tổ chức để đưa ra các quyết định chính như sau:

  • Bãi miễn hoặc chọn ban quản lý tòa nhà.
  • Sửa đổi, bổ sung các nội quy hoạt động của tòa nhà chung cư
  • Lựa chọn các đơn vị bảo trì cho tòa nhà chung cư.
  • Báo cáo các hoạt động, chi phí vận hành, kinh phí bảo trì tòa nhà…
  • Quyết định các nội dung khác liên quan đến việc vận hành tòa nhà.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến hội nghị nhà chung cư. 

 

Vào mùa nắng nóng, trước khi bật điều hoà mọi người cần phải làm việc này đầu tiên để đảm bảo sức khoẻ và tiết kiệm điện

Điều hoà hiện là đồ điện lạnh được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Thế nhưng, phần lớn mọi người chỉ bật điều hoà vào mùa hè nắng nóng, các mùa còn lại hầu như không mấy khi sử dụng.

Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa nên được vệ sinh 2-3 tháng một lần. Song, rất nhiều người sau cả năm trời sử dụng cũng không hề mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian dài không sử dụng (mùa đông và mùa xuân), điều hoà bị tích những lớp bụi rất dày. Tuy nhiên, thấy thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh người dùng vẫn không hề hay biết, do đó khi trời nắng nóng cứ thể bật điều hoà để làm mát sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Bởi, khi bật điều hòa trở lại, theo vòng tuần hoàn, nấm mốc, vi khuẩn tích trong điều hoà lâu ngày sẽ được thổi ra theo luồng khí lạnh. Lúc đó, nếu hít vào cơ thể, người sử dụng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.

Đáng chú ý, ở phần màng lọc máy lạnh – bộ phận quan trọng thường được ví như “lá phổi xanh” vì có tác dụng thanh lọc không khí, bắt giữ các vi khuẩn, bụi bẩn, trả lại cho căn phòng của bạn một bầu không gian trong lành, sạch khuẩn. Tuy vậy, màng lọc bị bám rất nhiều bụi bẩn sau thời gian ngừng hoạt động, khiến khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu đi rất nhiều.

Lúc này, màng lọc sẽ trở thành một ổ vi khuẩn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Không chỉ vậy, việc quá nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy điều hoà không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Kéo theo, hoá đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.

Thế nên, các chuyên gia điện máy khuyến cáo, sau một thời gian dài không sử dụng, trước khi mở điều hoà trở lại, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh điều hoà, đặc biệt là bộ phần lưới lọc ở dàn lạnh. Công việc này có thể gọi thợ hoặc tự làm.

Để vệ sinh lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời ra khỏi dàn lạnh rồi đem đi phun nước rửa sạch; sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại. Cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần vệ sinh định kỳ khoảng 15 ngày/lần.

Tương tự, nếu có đủ đồ nghề, người sử dụng cũng có thể tự vệ sinh toàn bộ máy điều hoà. Khi làm, cần ngắt nguồn điện để đảo bảo an toàn, tránh sự cố chập điện, hở điện,… Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu về độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.

Vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh dàn lạnh. Theo đó, phải vệ sinh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp lại đúng vị trí.

Với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.

Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi không,… Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công mà không tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm điện hơn.

Khi vệ sinh máy điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây.

 

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại dự án Tulip năm 2021

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Để thực hiện tốt, Ban Quản lý Blue Diamond tại chung cư Tulip đã mời toàn thể cư dân cùng đội ngũ nhân viên của Ban Quản lý để tham gia diễn tập phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. 

Hướng dẫn các kiến thức về an toàn PCCC tại chung cư Tulip năm 2021

Sáng ngày 27/11/2021, buổi diễn tập đã được diễn ra với sự phối hợp của Ban quản lý Công ty Blue Diamond cùng với cán bộ của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận 7 tại Chung cư Tulip đã tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn gồm các hoạt động như:

  • Tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức về an toàn PCCC.
  • Cách thức sử dụng bình chữa cháy.
  • Thao tác, diễn tập cứu hộ và di chuyển tải sản ra khỏi khu vực
  • Triển khai đội hình, nhanh chóng dùng vòi phun nước dập tắt đám cháy.
  • Tổng kết chia sẻ kinh nghiệm buổi diễn tập.

 

Diễn tập PCCC & CNCH tại Chung cư Tulip năm 2021

Với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên BQL Blue Diamond tại Chung cư Tulip sẽ không điều động xe chữa cháy chuyên dụng của Cảnh sát PCCC đến trong buổi diễn tập mà chỉ thực hiện diễn tập nội bộ với sự hướng dẫn và giám sát của Cảnh sát PCCC.

 

Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư không phải ai cũng biết

Hiện nay, khi mua căn hộ chung cư mọi người thường chỉ quan tâm đến vị trí, giá cả và tiện ích xung quanh. Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ nhặt nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái mà ít người quan tâm là phí bảo trì chung cư.

Vậy phí bảo trì căn hộ chung cư là gì? Tại sao phải đóng phí bảo trì? Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư như thế nào?,… Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Blue Diamond

1. Lý do cần nộp phí bảo trì căn hộ chung cư?

Theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở 2014: “Phí bảo trì chung cư là kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu”.

Sau một thời gian sử dụng, chung cư có thể xuống cấp cơ sở vật chất, cần được tu sửa, nâng cấp hoặc thay mới. Do đó, việc bảo trì chung cư là rất cần thiết để giảm thiểu các thiệt hại về người và của. 

Các hạng mục chung cư cần phải bảo trì thường là các công trình sử dụng chung. Bao gồm: Điện, nước, hành lang, lối đi chung, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hầm để xe,…

Từ đây, chủ đầu tư sẽ thành lập Quỹ bảo trì để duy trì kinh phí thực hiện các hạng mục trên. Qũy bảo trì này do Ban quản trị chung cư quản lý và được gửi tại Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Qũy được xây dựng để phục vụ công tác bảo trì các hạng mục công trình thuộc phần sử dụng chung. Thông qua các hoạt động sửa chữa, thay mới các cơ sở vật chất đã cũ, bảo trì định kỳ,…

2. Phí bảo trì căn hộ chung cư phải nộp khi nào?

Phí bảo trì được đóng trước khi bàn giao căn hộ chung cư hoặc khi ngân sách đã cạn. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến từng hộ dân sinh sống tiếp tục đóng phí bảo trì.

Thông thường, phí bảo trì chung cư nằm cố định trong 2% giá trị mỗi căn hộ sau giao dịch. Trước khi đưa ra quyết định yêu cầu đóng phí, chủ đầu tư họp cư dân lấy ý kiến.

3. Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư

Theo Điều 108 Luật Nhà ở 2014, phi bảo trì chung cư được tính khoản 2% giá trị căn hộ, được quy định rõ trong hợp đồng mua bán/cho thuê.

Đối với diện tích chủ đầu tư không bán (không tính diện tích thuộc phần sử dụng chung của người mua). Chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích, được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của tòa chung cư đó.

Ngoài ra, trong vòng 07 ngày kể từ khi thu phí từ người mua căn hộ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển quỹ đó vào tài khoản tiết kiệm của tổ chức tín dụng.

Sau 07 ngày kể từ khi thành lập Ban Quản trị chung cư. Chủ đầu tư có nghĩa vụ bàn giao Qũy bảo trì đó (cả gốc lẫn lãi) đến Ban Quản trị chung cư. 

Ban quản trị có trách nhiệm sử dụng và quản lý kinh phí theo đúng hạng mục được liệt kê minh bạch, cụ thể, rõ ràng trong văn bản.

Cùng với đó, trong quá trình thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì. UBND tỉnh có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật, 

Theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì các hạng mục, phần diện tích thuộc sở hữu chung gồm:

  • Phần diện tích còn lại của nhà chung cư, ngoài phần diện tích bên trong căn hộ hoặc trong nhà chung cư. Được công nhận là nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư, sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà ở.
  • Bảo trì các thiết bị thuộc phần sử dụng chung của nhà chung cư. Bao gồm: Máy phát điện, thang máy, máy bơm nước, hệ thống cấp điện chiếu sáng, điện sinh hoạt. Cùng các thiết bị điện, hệ thống gas, phòng cháy, chữa cháy, cấp, thoát nước, cột thu lôi,…
  • Bảo trì hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nằm trong khuôn viên dự án nhà ở chung cư. Gồm các công trình công cộng như: Vườn hoa, sân chung, công viên, đài phun nước,…
  • Các hạng mục khác của chung cư thuộc quyền sử dụng chung của người mua. Được căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật.

Đối với báo cáo hội nghị chung cư lần đầu, chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì để báo cáo hội nghị. 

Đối với hội nghị nhà chung cư các lần tiếp theo, chủ đầu tư có thể giao cho Ban Quản trị nhà chung cư. Ban Quản trị nhà chung cư có trách nhiệm phối hợp với đơn vị vận hành, lập kế hoạch bảo trì để báo cáo hội nghị nhà chung cư.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức xoay quanh phí bảo trì chung cư và cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều tư vấn hiệu quả.